Dự án của Nhật nhằm hỗ trợ, nâng cấp, mở rộng Nhà máy nhiệt điện

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 34)

2 Mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực khoa họ c công nghệ

2.3.3 Dự án của Nhật nhằm hỗ trợ, nâng cấp, mở rộng Nhà máy nhiệt điện

nhiệt điện Phả Lại

Ở Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng gia tăng. Trong vòng 10 năm kể từ 1985 đến 1995, lượng tiêu thụ điện trên toàn quốc đã tăng 2,9 lần, lượng tiêu thụ điện của miền Bắc tăng khoảng 2,3 lần. (Jica, 2021)

Ở miền Bắc thời đó, vào mùa khô, sản lượng điện của các nhà máy thủy điện giảm mạnh, khiến việc cung cấp điện vào mùa này phải dựa vào nhà máy nhiệt điện Phả Lại ở tỉnh Hải Dương gần Hà Nội.

Để đảm bảo cung cấp điện ổn định, một nhà máy nhiệt điện mới, hai trạm biến áp, hệ thống đường dây truyền tải điện đã được xây dựng và lắp đặt ở bên cạnh nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, với tổng kinh phí 65,1 tỷ Yên.

Nhà máy điện mới này cung cấp khoảng 19% sản lượng điện cho miền Bắc, 7% sản lượng điện cho cả nước (năm 2006). Những dự án xây dựng nhà máy điện cùng loại thường lấy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại làm mẫu tham khảo về thiết kế, kế hoạch xây dựng. Ước tính khoảng 6,47 triệu người được hưởng lợi từ công trình này. (Jica, 2021)

Sau năm 2000, sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại và ngành công nghiệp chế tạo ở miền Bắc khiến lượng điện tiêu thụ cũng tăng gấp đôi. Dự án mở rộng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã và đang đóng góp to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu điện năng này

2.3.4 Đào tạo nhân lực, chia sẻ kiến thức chuyên môn về năng lượng điện hạt nhân

VINATOM đã tổ chức một tọa đàm, trong đó các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của công nghệ hạt nhân đã chia sẻ với các học viên những thông tin về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới và tương lai tại Việt Nam, cập nhật các thông tin về Dự án Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân mà VINATOM đang triển khai, đồng thời giúp các bạn học viên định hướng mục tiêu công việc sau khi ra trường. Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia đều khẳng định, VINATOM luôn sẵn sàng chào đón các bạn sinh viên mới ra trường có mong muốn làm việc và cống hiến trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Trong Kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 9 vừa qua, vấn đề biến đổi khí hậu với những biểu hiện của nó là sự nóng lên toàn cầu, thiên tai xảy ra ngày một khó lường đã là chủ đề được đề cập đến nhiều nhất. Nhiều quốc gia cam kết bắt đầu dừng phát triển nhiệt điện than, vốn là nguồn điện phát thải CO2 lớn nhất hiện nay, đồng thời đẩy mạnh các nguồn điện phát thải thấp như năng lượng tái tạo, điện hạt nhân. Việc kết hợp sử dụng điện từ năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân vận hành phụ tải nền trong hệ thống điện hiện đang là xu thế đang được nhiều nước áp dụng. Tại Việt Nam, chính phủ cũng đang nỗ lực xây dựng một Chiến lược phát triển năng lượng bền vững, phù hợp với xu thế hiện nay, giảm phát thải CO2.

Trong bối cảnh đó, những kiến thức về vật lý hạt nhân, vật lý lò cơ bản, công nghệ, thiết bị, các vấn đề an toàn của điện hạt nhân… là những kiến thức vô cùng bổ ích, giúp các học viên tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu, để trở thành các chuyên gia giỏi về lĩnh vực điện hạt nhân, lĩnh vực an toàn hạt nhân.

2.4 Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 35

Trong quan hệ hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Nhật Bản, còn có một điểm sáng là mối quan hệ giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với các tổ chức KHCN của Nhật Bản.

Trong những năm qua, các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Viện KH&CN tiên tiến Nhật Bản, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản, Đại học Osaka… về đào tạo cán bộ, tổ chức các hội thảo khoa học và thực hiện một số đề tài nghiên cứu chung.

Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Phạm Anh Tuấn cho biết trong triển khai Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ nguồn vốn ODA lên đến 26,2 tỷ yên để xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ngày 19/9/2012, tại Hòa Lạc (Hà Nội), dự án đã chính thức được khởi công xây dựng trên diện tích hơn 9 ha.

Đây là một trong những dự án lớn về KH&CN của Việt Nam trong hơn 30 năm qua, không chỉ khởi đầu cho bước tiến mới trong lịch sử ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam mà còn khởi đầu cho hợp tác chiến lược Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Dự án này giúp Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất. Với nguồn ảnh viễn thám chụp từ vệ tinh radar cảm biến (có thể chụp trong mọi điều kiện thời tiết) và từ các vệ tinh quan sát Trái đất khác, chúng ta sẽ có những cơ sở cụ thể góp phần quan trọng vào hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia… Dự kiến, dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ hoàn thành toàn bộ và phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, vào cuối năm 2023.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cũng hợp tác với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phóng thành công 3 vệ tinh của

Việt Nam lên quỹ đạo, cấp ảnh vệ tinh của Nhật Bản cho Việt Nam khi có bão lũ hay cháy rừng ở Việt Nam và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.

Theo đánh giá chung của Bộ KH&CN và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, hợp tác về KH&CN giữa nước ta với Nhật Bản trong những năm qua đã được triển khai trên nhiều bình diện và đạt được những bước phát triển quan trọng. Thông qua các chương trình, dự án hợp tác KH&CN giữa hai nước, nhiều vấn đề KH&CN mà hai nước cùng quan tâm đã từng bước được giải quyết, góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực và tiềm lực KH&CN của Việt Nam. Trong thời gian tới, cần có sự quan tâm hơn nữa của hai Chính phủ, sự nỗ lực của các nhà KH&CN nhằm thúc đẩy hợp tác KHCN mạnh mẽ cho tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước.

Trong triển khai chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ (CNVT) của Việt Nam đến năm 2020, Nhật Bản đã hỗ trợ nguồn vốn ODA lên tới 54,4 tỷ yên (hơn 12 nghìn 363 tỷ đồng). Theo đó, ngày 19-9-2012, tại Hòa Lạc (Hà Nội), dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam đã được khởi công xây dựng trên diện tích hơn 9 ha. Dự kiến đến năm 2020, Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ đi vào hoạt động. Dự án này sẽ giúp Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất bằng công nghệ ra-đa cảm biến. Với nguồn ảnh viễn thám chụp từ vệ tinh ra-đa cảm biến (có thể chụp trong mọi điều kiện thời tiết) và từ các vệ tinh quan sát Trái đất khác, chúng ta sẽ có những cơ sở cụ thể góp phần quan trọng vào hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng đất nước…

2.4.2 Giao lưu KH&CN Vũ trụ giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia (Viện HLKHCNVN) PGS-TS Phạm Anh Tuấn cho biết: trong chuyến thăm Nhật Bản vào trung tuần tháng 10-2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ðoàn cấp cao Chính phủ Việt

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 37

Nam đã đến thăm Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Trung tâm vũ trụ Tsukuba thuộc tỉnh Ibaraki. Tại đây, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả giữa Viện HLKHCNVN và JAXA từ năm 2006 đến nay trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ vũ trụ. Bên cạnh việc giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ vũ trụ (36 thạc sĩ, tính đến năm 2016), Nhật Bản còn tạo điều kiện cho Viện HLKHCNVN thực hiện một số thử nghiệm khoa học tại phòng thí nghiệm KIBO của trạm vũ trụ quốc tế, góp phần giúp Việt Nam phóng thành công vệ tinh Pico Dragon năm 2013 (hoạt động tốt trong không gian).

Ðồng thời, Nhật Bản phối hợp Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị "Diễn đàn các cơ quan hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF - 20) vào tháng 12-2013 tại Hà Nội. Cũng trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Viện HLKHCNVN và JAXA đến năm 2020. Theo đó, hai bên tiến hành cụ thể hóa các tiềm năng, lợi thế hợp tác trong tương lai như: vệ tinh viễn thám và các ứng dụng; phát triển vệ tinh nhỏ và các ứng dụng; nghiên cứu chung hướng tới việc sử dụng mô-đun thử nghiệm KIBO của Nhật Bản; ứng dụng của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu... Ðặc biệt sẽ triển khai, thực hiện dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đúng tiến độ, bởi đây là hợp phần quan trọng nhất trong "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" của Việt Nam. Khởi công từ tháng 9-2012, đến nay, dự án đã hoàn thành một số bước đi ban đầu, cơ bản san lấp mặt bằng và tổ chức đấu thầu các gói thầu để xây dựng các hạng mục công trình.

Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam là dự án đặc biệt quan trọng, có tổng mức đầu tư 54 tỷ yên từ nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng Việt Nam. Dự án được đầu tư đồng bộ thành ba phần: hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ. Về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, dự án sẽ đầu

tư xây dựng trung tâm lắp ráp tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ; trạm thu nhận tín hiệu vệ tinh; trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ: trung tâm giáo dục và đào tạo; khu điều hành, bảo tàng vũ trụ và đài thiên văn. Về tiếp nhận chuyển giao công nghệ, các chuyên gia Nhật Bản sẽ chuyển giao và hỗ trợ Việt Nam tự chế tạo hai vệ tinh nhỏ quan sát trái đất với công nghệ ra-đa hiện đại có độ phân giải cao, cũng như công tác ứng dụng dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh.

Theo đó, đến năm 2020, khi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đi vào hoạt động chính thức, sẽ có 350 cán bộ khoa học, chuyên gia các lĩnh vực và nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ được đào tạo. Trong hai năm 2013 và 2014, Trung tâm vệ tinh quốc gia (nơi tiếp nhận và thực hiện dự án) đã cử 22 cán bộ đi học thạc sĩ tại năm trường đại học ở Nhật Bản. Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, chúng ta có khả năng làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, có thể chụp ảnh toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ ra-đa cảm biến. Mặt khác, điều quan trọng hơn là Việt Nam chủ động xây dựng và xử lý các dữ liệu ảnh vệ tinh, phục vụ hoạt động giám sát và cảnh báo sớm các thảm họa, thiên tai; dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho công tác quản lý và quy hoạch đất đai, cũng như nghiên cứu và cảnh báo phòng tránh biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa...

Qua các lần thăm và làm việc với Viện HLKHCNVN, Chủ tịch JAXA Okumura cũng như Giám đốc Hợp tác quốc tế của JAXA T.Tanaka nhận định rằng, mặc dù ngành khoa học - công nghệ vũ trụ Việt Nam còn non trẻ, nhưng với việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam từ năm 2006 đến nay và việc triển khai các hướng nghiên cứu trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những chuyển biến đáng khích lệ trong lĩnh vực này. Việc ký tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Viện HLKHCNVN và JAXA năm 2014 mở ra tiềm năng, triển vọng hợp tác lâu dài giữa Việt Nam

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 39

bên đang nỗ lực bảo đảm tiến độ xây dựng các hạng mục công trình, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đến năm 2020, Việt Nam có một trung tâm vũ trụ vào loại hàng đầu khu vực Ðông Nam Á...

2.4.3 Ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào nông nghiệp hữu cơ

Từ năm 2010, Quảng Ninh chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ "nâu" sang "xanh". Góp sức vào xu thế tăng trưởng xanh, ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn Đầu tư và Xây dựng Việt Long (Công ty Việt Long) đã chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp, môi trường.

Ý tưởng về một vùng chuyên canh rau an toàn mang thương hiệu "Việt Long" đã nhen nhóm trong đầu ông Lê Quang Thắng từ những chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường tại Đà Lạt và một số địa phương khác. Sau đó, ý tưởng đã được hiện thực hóa thành dự án quy hoạch rau an toàn tại phường Cộng Hoà, Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với diện tích trên 31 ha, tổng kinh phí thực hiện khoảng 40 tỷ đồng.

Cuối năm 2012, Công ty Việt Long trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Quảng Ninh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với mô hình trồng rau an toàn trong môi trường tự nhiên để phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, phong tục tập quán của người dân.

Đến tháng 11/2015, Công ty Greentex Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc thực hiện nông nghiệp thân thiện môi trường với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Công ty Việt Long là doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tác trực tiếp để thực hiện dự án sản xuất rau hữu cơ trong môi trường tự nhiên.

Ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Việt Long cho biết, ngay sau biên bản ghi nhớ, Công ty đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần

thiết cho việc triển khai dự án như mời các chuyên gia Nhật Bản về kiểm tra, phân tích toàn diện mẫu đất, tính toán lượng phân bón và vật liệu cải tạo đất, tiến hành trồng thử nghiệm xác minh trên cây trồng.

Năm 2016, Công ty Greentex đã tiến hành thử nghiệm trồng cà rốt bằng các chế phẩm hữu cơ tại khu vực sản xuất rau của Công ty Việt Long. Kết quả thử nghiệm cho thấy, sản phẩm đầu ra đã cải thiện đáng kể từ 20 - 30% về cả năng suất và chất lượng so với loại không sử dụng chế phẩm.

Ông Thắng chia sẻ, từ năm 2016, ông cùng các cộng sự đã có các chuyến bay sang Nhật Bản để trực tiếp làm việc, trao đổi các nội dung liên quan đến dự án. Sau gần 2 năm nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm và xác minh, dự án đã cho hiệu quả rất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Quảng Ninh.

2.4.4 "Thép Nhật" tại cầu đường sắt Bắc Nam

Cầu Chợ Thượng - cây cầu đường sắt đầu tiên tại Việt Nam sử dụng kết cấu bằng vật liệu thép chịu thời tiết chế tạo từ Nhật Bản sau 15 năm xây dựng vẫn đang bền bỉ cõng những chuyến tàu xuôi ngược mỗi ngày trên tuyến đường sắt Bắc Nam.

Là cây cầu đầu tiên được chọn dùng thí điểm kết cấu thép chịu thời tiết do Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal (Nhật Bản) cung cấp, những hư hỏng do sự xâm hại của thời tiết đối với cầu Chợ Thượng - Hà Tĩnh (hoàn

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 34)