"Thép Nhật" tại cầu đường sắt Bắc Nam

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 41 - 44)

2 Mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực khoa họ c công nghệ

2.4.4 "Thép Nhật" tại cầu đường sắt Bắc Nam

Cầu Chợ Thượng - cây cầu đường sắt đầu tiên tại Việt Nam sử dụng kết cấu bằng vật liệu thép chịu thời tiết chế tạo từ Nhật Bản sau 15 năm xây dựng vẫn đang bền bỉ cõng những chuyến tàu xuôi ngược mỗi ngày trên tuyến đường sắt Bắc Nam.

Là cây cầu đầu tiên được chọn dùng thí điểm kết cấu thép chịu thời tiết do Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal (Nhật Bản) cung cấp, những hư hỏng do sự xâm hại của thời tiết đối với cầu Chợ Thượng - Hà Tĩnh (hoàn thành vào năm 1999) được các chuyên gia đầu ngành của Bộ Giao thông vận tải ghi nhận là không đáng kể.

Theo khảo sát của PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Trường Đại học Giao thông vận tải, sau 15 năm được đưa vào khai thác, hầu hết các vị trí liên kết của cầu Chợ Thượng có trạng thái gỉ thấp, mức độ gỉ "3","4","5".

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 41

"Đây là mức độ thể hiện thép có tính năng chống ăn mòn tốt. Mặt khác, lượng mất mát do bị ăn mòn sau 100 năm cho thép chịu thời tiết trong điều kiện môi trường khu vực cầu Chợ Thượng chỉ là là 0,298mm, thấp hơn rất nhiều so với Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ của Nhật Bản là 0,5 mm. Điều này cho thấy thép chịu thời tiết của cầu này đang có xu hướng ăn mòn theo độ ăn mòn cho phép của thép chịu thời tiết", PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh đánh giá.

Đây là khu vực thuộc vành đai nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Nam và miền Bắc, nên có các đặc điểm của khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và mùa đông lạnh khô của miền Bắc. Hàm lượng muối trong không khí trong khu vực vào khoảng 0,04mg/dm2/ngày.

Có thể nói, đây là một vị trí rất "nhạy cảm" đối với các công trình cầu vượt sông sử dụng kết cấu thép. Tuy nhiên, với những kết quả thực tế tại cầu Chợ Thượng đã khẳng định sự lựa chọn là chính xác. Nhật Bản đã đưa những kết cấu thép chịu thời tiết đạt tiêu chuẩn cao nhất vào công trình.

Được biết, từ những kinh nghiệm tại cầu Chợ Thượng, kết cấu thép chịu thời tiết do Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal cung cấp đã xuất hiện tại 43/44 cầu đường sắt thuộc Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh (giai đoạn III).

Tuy nhiên, khác với cầu Chợ Thượng, tại 43 cầu ở giai đoạn III, kết cấu thép chịu thời tiết chỉ được sử dụng cho phần phía dưới của kết cấu nhịp cầu.

Theo Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal, chủ đầu tư muốn sơn phần phía trên cầu, do đó sử dụng thép thông thường có sơn. Phần dưới cầu gặp khó khăn trong việc bảo trì nên được ưu tiên sử dụng thép chịu thời tiết.

Được biết, "thép chịu thời tiết dùng cho cầu" cũng giống thép thông thường, sau 1 thời gian sẽ bị gỉ, tuy nhiên, nhờ vào hoạt động của thành phần

hợp kim, lớp gỉ bảo vệ vững chắc sẽ được hình thành trên bề mặt, giúp kiềm chế quá trình gỉ sau đó. Công nghệ này vốn được phát triển tại Mỹ, song Nhật Bản đã phát triển vật liệu làm giảm giá thành, chính vì thế sản phẩm "thép chịu thời tiết dùng cho cầu" sử dụng công nghệ này của Nhật Bản đã được sử dụng ở Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các công trình cầu cần được bảo trì thích hợp sau khi xây dựng xong dù không còn lo ngại về an toàn. Về điểm này, "thép chịu thời tiết dùng cho cầu" có tuổi thọ lớn, làm giảm các chi phí liên quan đến bảo trì.

Sau khi đưa các công trình vào khai thác, Dự án góp phần nâng cao an toàn chạy tàu của ngành đường sắt, nâng cao tải trọng và tốc độ chạy tàu (tốc độ thiết kế 120km/h cho tàu khách, 80km/h cho tàu hàng) và rút ngắn hành trình các đoàn tàu trên tuyến. Đồng thời, một số nút giao đồng mức cũng được xoá bỏ, đảm bảo an toàn trong quá trình đi lại hai bên đường sắt của người dân địa phương.

Bên cạnh đó, các Nhà thầu Việt Nam đã có cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản lý và công nghệ thi công của các Nhà thầu Nhật Bản, đồng thời tạo mối quan hệ lâu dài và mở ra cơ hội hợp tác cho các dự án khác trong tương lai. Đó thực sự là những dấu son thắm tình hữu nghị Việt - Nhật in đậm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam trong suốt 20 năm qua.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH QUAN HỆ KHOA HỌC - KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM - NHẬT BẢN.

Các nhà khoa học cho rằng, để phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu hơn nữa, hai nước cần vượt qua những thách thức đang được đặt ra trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, nhất là sự thay đổi cục diện

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 43

chính trị - an ninh khu vực Đông Á do sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn. Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, định hình mối quan hệ Đối tác chiến lược trên cơ sở củng cố lòng tin, cùng gánh vác trách nhiệm chung với các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 41 - 44)