Biểu hiện vận động chính sách công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LuanAn-Hoa (Trang 124 - 137)

4.2.1. Những quy định có liên quan đến vận động chính sách ở Việt Nam

Bàn về cơ sở pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam trong VĐCS nhiều tác giả khẳng định rằng chúng ta cũng đã có không ít văn bản như “Sắc Luật 102/SL 1957 quy định về quyền lập Hội, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2000, Chỉ thị 202/1990 của Chủ tịch HĐBT, Nghị định 88/2003 của Thủ tướng Chính phủ v.v…[41, tr.24].

Điều 39 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định đối với đại biểu Hội đồng nhân dân: “Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri...”

Hơn thế nữa, ở góc độ quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền, từ diễn đàn của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”[10, tr.4].

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã nêu: “Điều 28: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”

Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 nêu trách nhiệm của đại biểu của dân trong việc tiếp thu ý kiến của

dân. Cụ thể, (1) Điều 28 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định rõ trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân; Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết”; (2) Quyền tham gia đóng góp ý kiến vào Văn bản quy phạm pháp luật: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”; (3) Quyền tham gia kiến nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi kiến nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực bằng văn bản hoặc thông qua trang thông tin điện tử...”; (4) Một số văn bản của Đảng và Chính phủ về giám sát và tư vấn, phản biện xã hội. Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-203 về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; (5) Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007.

Dù kể ra những quy định như trên nhưng cũng cần thấy, những quy định pháp luật hiện nay làm cho hoạt động VĐCS vừa thiếu, vừa không chặt chẽ, thậm chí chưa giúp phân biệt được ranh giới giữa VĐCS với tư cách là một công nghệ với các biểu hiện tiêu cực khác như tham nhũng, hối lộ, chạy chính sách… Do vậy, hoàn thiện pháp luật về VĐCS dù không hướng tới thúc đẩy cũng ít nhất là giúp kiểm soát những biểu hiện tiêu cực của VĐCS như một nhu cầu thực tế ở Việt Nam hiện nay.

Dù chưa khẳng định có hay không VĐCS công ở Việt Nam nhưng có thể thấy những biểu hiện của hoạt động VĐCS ở Việt Nam ngày càng rõ rệt hoặc ít nhất cũng thấy được đang có những nỗ lực để vận động và cho VĐCS công ở Việt Nam hiện nay.

4.2.2. Vận động chính sách công của các chủ thể trong và ngoài nước ở Việt Nam

Trước hết có thể dễ dàng nhận thấy, các biểu hiện của VĐCS là tương đối sôi nổi đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí nó cũng được xem là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển của mình.

Những nỗ lực đầu tiên để thúc đẩy VĐCS của các doanh nghiệp trong bối cảnh chưa có cơ chế thực sự rõ ràng cho hoạt động này là tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.“VĐCS công là một việc làm cần thiết, và phải được xem là hợp lý” là nhận định chung của các Hiệp hội, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý và nghiên cứu tại buổi tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm VĐCS của các Hiệp hội doanh nghiệp”, do “Chương trình dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các các hiệp hội và chúng phát triển một cách tự nhiên song song với các đổi mới trong đời sống kinh tế - chính trị của đất nước những năm qua. Để bảo vệ lợi ích của mình, các hiệp hội thường sử dụng các phương thức như: (1) Có các cuộc tiếp xúc cá nhân với những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước hoặc có các cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước; (2) Tham gia phiên họp của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; (3) Làm việc trong các nhóm thẩm định của các cơ quan nhà nước; (4) Nghe báo cáo các dự án luật và kiến nghị, góp ý kiến tham gia vào các dự án luật; (5) Tác động thông qua dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, … Thông qua những phương thức này, các nhóm lợi ích đã tích cực hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích cho các thành viên của mình. Tuy nhiên, việc vận động, gây áp lực đối với cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính sách của các hội, hiệp hội ở Việt Nam còn mang tính bị động, chỉ khi nào lợi ích bị xâm hại thì doanh nghiệp, hiệp hội mới lên tiếng. Một điều nữa là trong đa số các trường hợp, lợi ích của các nhóm lợi ích sẽ mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng,

thậm chí là lợi ích quốc gia.Mặt khác, trong quá trình hình thành và hoạt động, để đạt được các mục tiêu của mình, doanh nghiệp kinh tế không chỉ ngồi chờ các cơ quan quản lý tạo ra “sân chơi, luật chơi” mà phải thấy, chính doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp phải chủ động tạo dựng cho mình thế chủ động. Thế chủ động nói đến ở đây là “vận động hàng lang, vận động chính sách”. Vận động để nhằm sớm hình thành chính sách đó, đưa chính sách đó nhanh đi vào thực tế, chính sách đó có lợi cho doanh nghiệp và thuận lợi cho quản lý mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Đây là nhu cầu thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp nói chung.Tuy nhiên, hoạt động VĐCS lúc đầu khó có tính khả thi bởi nhiều lý do, một trong những lý do đó là nhận thức của một số người, một số bộ phận quản lý chưa bắt kịp với thực tế, vì không có điều kiện tham gia để được va chạm với các vấn đề nảy sinh. Mặt khác, xét về tính hiệu quả có thể sẽ thêm việc cho quản lý, khó cho quản lý và nảy sinh tâm lý “ngại”, do đó mà nhiều chính sách rất khó ra đời, nếu có thì rất muộn… Đây là vấn đề bức xúc lâu nay của khối các doanh nghiệp kinh doanh và được báo chí phản ánh dưới góc độ là khi chưa quản lý được thì “cấm”.

Để thúc đẩy mọi hoạt động phát triển theo chiều hướng tốt, nhanh chóng đem lại lợi ích cho cộng đồng thì các doanh nghiệp phải dựa trên một nền tảng pháp lý rõ ràng. Đó là nhu cầu ra đời một khung pháp lý cho hoạt động VĐCS đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ những luận cứ nêu trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chủ động cùng với báo Diễn đàn Doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo khoa học để cùng nhau trao đổi nhận diện vấn đề “Vận động hành lang, vận động chính sách của khối doanh nghiệp kinh tế”. Các cuộc hội thảo đều nhằm đến mục đích là làm rõ việc có cần hay không việc xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động “Vận động chính sách đối với doanh nghiệp kinh tế thời hội nhập”. Đại đa số các chuyên gia trong nước và nước ngoài khi tham gia hội thảo về chuyên đề này đều khẳng định, trên thế giới loại hình của khung pháp lý này đã tồn tại và đang điều chỉnh những hành vi có liên quan đến quá trình vận động. Vì vậy, nhiều đại diện đều nhất trí đề nghị và cho rằng, Nhà nước sớm triển khai để cho ra đời khung pháp lý cho loại hình hoạt động này.

Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã tổ chức lớp tập huấn “Vận động chính sách về Biến đổi khí hậu”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường vai trò cho các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam trong hoạt động truyền thông và vận động chính sách về biến đổi khí hậu” được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực truyền thông, VĐCS cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) và các mạng lưới xã hội để tham gia tốt hơn trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách về biến đổi khí hậu (BĐKH). Là một thành viên tích cực của Mạng lưới VNGO&CC, Trung tâm CORENARM tận dụng mọi cơ hội để đóng góp vào sự phát triển chung của mạng lưới và nâng cao năng lực cho chính tổ chức.

Bên cạnh những nỗ lực gián tiếp kể trên, hoạt động VĐCS của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng được biểu hiện khá rõ nét thông qua những hành động trực tiếp tác động vào chính sách.

Biểu hiện rõ nét nhất, có ý kiến cho rằng, hiện nay ở nước ta có hai nhóm VĐCS bảo đảm lợi ích cho các nhà quản lý và doanh nghiệp. Có thể thấy điều này ở Hiệp hội Thép như sau: Từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép và với chức năng nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội Thép là so sánh giữa pháp luật hiện hành và thực tế của kinh tế thị trường, Hiệp hội Thép đã kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thép và không đi vào cuộc sống. Ví dụ, năm 2005, Bộ Thương mại nay thuộc Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Quản lý kinh doanh thép xây dựng. Đây là quyết định có tính pháp quy nhưng thiếu tính thực tiễn, vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại. Hiệp hội Thép đã tham gia góp ý kiến xây dựng từ lúc còn là dự thảo, tổ chức nhiều Hội nghị, chuyên đề, thuê 2 văn phòng luật sư và nhờ Ban pháp chế VCCI hỗ trợ tư vấn và được các cơ quan: Tổ 23, Vụ Pháp chế - Văn phòng Chính phủ, VCCI, Bộ Công nghiệp, Bộ Tư pháp ủng hộ. Đến tháng 1-2007 quyết định này đã được ngừng hiệu lực thực hiện.

Thứ hai, liên minh vận động chính sách để minh bạch hóa ngành công nghiệp khoáng sản. Chủ trương này được nhiều tổ chức xã hội dân sự tham gia nhằm mục tiêu hướng tới minh bạch hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản

ở Việt Nam.Tham gia thành lập liên minh, các tổ chức quan tâm đến khoáng sản giai đoạn đầu, dự kiến có các tổ chức xã hội như Viện Tư vấn & Phát triển (CODE), Trung tâm Con người & Thiên nhiên (PanNature), CGFED, CDI … Nhóm này sẽ đóng vai trò chính trong việc phối hợp triển khai các nghiên cứu, xây dựng mô hình thí điểm cũng như đề xuất hợp tác và kết nối sự tham gia của các bên vào chương trình. Một nhóm nữa của liên minh là cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Nhóm này có nhiệm vụ phối hợp triển khai các nghiên cứu và mô hình thí điểm tại các địa phương và tham gia VĐCS ở cấp Trung ương. Các nhóm khác dự kiến tham gia liên minh sẽ là đại diện các tổ chức truyền thông, một số cơ quan chính phủ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và chính quyền một số tỉnh.

Biểu hiện cụ thể thứ ba là những nỗ lực thực tế trong hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). VASEP đã cung cấp và cập nhật nhiều thông tin về các vấn đề vướng mắc mà các doanh hay gặp phải, để từ đó có các ý kiến lên VASEP, để VASEP thay mặt doanh nghiệp kiến nghị lên các cơ quan quản lý tìm giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp”. Đặc biệt VASEP thành lập và đưa vào hoạt động nhóm VĐCS mà mỗi doanh nghiệp có 1-2 người tham gia làm thành viên. Tham gia mạng lưới VĐCS, doanh nghiệp đã cập nhật kịp thời các vướng mắc giúp công tác VĐCS hiệu quả và đầy đủ. Nhờ có nhóm VĐCS của VASEP, doanh nghiệp được cập nhật thêm nhiều qui định mới được ban hành.

Gần đây nhất và cũng có thể coi là một điển hình thành công cho những nỗ lực VĐCS công ở Việt Nam chính là hoạt động VĐCS của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm bãi bỏ điều luật 292, Bộ

Luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, vào khoảng tháng 6 năm 2016, cộng đồng khởi nghiệp “startup” đã rất lo lắng khi điều 292 Bộ Luật Hình sự có hiệu lực. Theo điều luật này, nếu cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi từ 50 - 200 triệu đồng hoặc có doanh thu từ 500 triệu - 2 tỷ đồng sẽ bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Bên cạnh kinh doanh vàng trên tài khoản, sàn giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp thì hoạt động trung gian thanh toán, trò chơi điện tử trên mạng và các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông đều chịu quy định của điều luật này. Điều này đã gây không ít lo lắng và khó khăn cho cả cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 1 tháng 9 năm 2016, tại Phiên họp thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các Bộ, bao gồm cả Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông... đều có chung quan điểm là bỏ Điều 292. Như vậy, sau những nỗ lực không ngừng để vận động bãi bỏ điều luật này, cuối cùng, cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam đã thành công.

Sẽ là thiếu sót nếu như nói đến vận động chính sách công ở Việt Nam mà không đề cập đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam bao gồm các loại hình như: Hội; Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Tổ chức khoa học - công nghệ do các hội và tư nhân lập ra; Tổ chức bảo trợ xã

Một phần của tài liệu LuanAn-Hoa (Trang 124 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w