Định hướng giá trị văn hóa của Đài tiếng nói Việt Nam

Một phần của tài liệu NguyenKimNgan3B (Trang 89 - 91)

Kế thừa và phát triển các chuẩn

Đài tiếng nói Việt Nam

mực giá trị văn hóa nền tảng

Khi nhắc đến VOV, khách hàng và đối tác sẽ cảm nhận được văn hóa VOV, nét văn hóa này được hình thành từ 5 chuẩn mực cơ bản và “8 cam kết” phục vụ khách hàng: Đây chính là giá trị văn hóa cốt lõi của cơ quan trong một thời gian dài, là kim chỉ nam cho sự vận hàng của Cơ quan, từ ban Lãnh đạo đến từng cán bộ công nhân viên. Sự lớn mạnh của Cơ quan, vì lẽ đó cũng được khởi nguồn từ hạt nhân này. Trong bối cảnh cạnh tranh mới, gay gắt hơn, bình đẳng hơn, chiến lược duy trì, thu hút và phát triển khách hàng trung thành có tính quyết định đối với sự sống còn của cơ quan. Vì vậy, các giá trị văn hóa hướng tới khách hàng cần được phát triển sâu hơn nữa, không chỉ để tạo thêm giá trị hữu dụng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà còn in sâu trong mỗi khách hàng giá trị cảm nhận về cơ quan. Trong đa số trường hợp, để duy

trì sự phát triển và tồn tại lâu dài trước sức ép của cạnh tranh, tổ chức phải đổi mới chiến lược kinh doanh và cũng phải điều chỉnh văn hóa của tổ chức cho phù hợp với chiến lược. Gắn với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về quản trị cơ quan và cổ phần hóa, những năm tới chuẩn mực về sự minh bạch trong hoạt động. VOV muốn không ảnh hưởng đến vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động sẽ không thể không minh bạch trong hoạt động của mình.

Hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị cơ quan

Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào WTO, VOV không thể đứng ngoài các chuẩn mực, các thông lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế. Đây là các nhân tố hết sức quan trọng mà VOV phải xem xét trong định hướng chiến lược phát triển văn hóa của mình.

Phát triển văn hoá tổ chức mạnh

Văn hóa tổ chức mạnh phải thể hiện rằng các nguyên tắc và giá trị cơ bản được thấm sâu và phổ biến rộng rãi, gây ảnh hưởng lớn tới mọi thành viên trong đơn vị mình. Người lao động càng hiểu sâu sắc đối với các nguyên tắc bao nhiêu thì mức độ cam kết của họ càng mạnh bấy nhiêu, đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Muốn có một Văn hóa tổ chức mạnh thì công tác tuyên truyền phải sâu rộng và thường xuyên, mức độ luân chuyển nhân công ít và thời gian phải bền vững. Muốn xây dựng và phát triển Văn hóa tổ chức mạnh, cần phải xác định rõ ràng thứ tự quan trọng đối với các qui tắc và chuẩn mực, đâu là qui tắc hàng đầu và đâu là thứ yếu. Việc chọn lọc các giá trị để loại bỏ hay kế thừa là cần thiết nếu muốn đổi mới

Phát triển văn hoá mạnh gắn với đảm bảo tính trách nhiệm xã hội

Ngày nay ý thức trách nhiệm xã hội đang là vấn đề bắt buộc đối với hoạt động của cơ quan. Các vấn đề đó bao gồm lòng nhân ái, quan hệ con người với con người, bảo vệ thiên nhiên môi trường, chất lượng hàng hoá, quyền lợi người tiêu dùng...Văn hóa tổ chức là bộ phận góp phần tạo nên hoạt

động nên muốn tồn tại và phát triển bền vững phải ý thức được việc xây dựng một Văn hóa tổ chức đảm bảo các trách nhiệm mà xã hội yêu cầu. Văn hóa tổ chức phải là phương tiện cho hoạt động với quan điểm giải quyết khó khăn của xã hội, góp phần tạo ra cuộc sống no đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống thì đó mới là một văn hoá bền vững. Cụ thể hơn một chính sách Văn hóa đảm bảo được việc đào tạo và nuôi dưỡng con người, thu hút đông đảo lực lượng lao động, giảm thiểu thất nghiệp, chú trọng thu hút và giữ chân nhân tài, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

Xây dựng, phát triển và đổi mới văn hóa tổ chức phải đảm bảo giá trị truyền thống dân tộc

Việc hình thành và phát triển Văn hóa là một quá trình lâu dài. Do vậy việc xây dựng và đổi mới Văn hóa không phải là việc có thể làm ngay trong ngày một ngày hai, mà đòi hỏi phải có thời gian và sự hoạch định lâu dài. Một cuộc cải cách quá đột ngột sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, có thể gọi là “sốc” về văn hoá nếu không dựa trên những nền tảng truyền thống.

Một phần của tài liệu NguyenKimNgan3B (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w