Tác động đến du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 26 - 29)

Du lịch là một trong các nhóm ngành tiêu biểu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội mới cho ngành du lịch trên nhiều phương diện và lĩnh vực.

Đầu tiên là sự thay đổi trong phương thức quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch. Xu thế du lịch thông minh đang ngày một phát triển. Đây là mô hình du lịch dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông, cùng với sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, nhằm giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đa dạng nhất. Đồng thời, đảm bảo sự tương tác kịp thời, kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý - doanh nghiệp - khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách và giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn. Du lịch thông minh trở thành một tiêu chí phát triển, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Ở châu Âu, nhằm xây dựng hệ thống đồng bộ và thúc đẩy du lịch thông minh, tháng 4/2018, ngành du lịch đã phát động cuộc thi bình chọn hai “Kinh đô du lịch thông minh của châu Âu 2019” dành cho những thành phố ứng dụng giải pháp thông minh mới, sáng tạo và toàn diện đáp ứng cả bốn yêu cầu căn cơ của du lịch thông minh là dễ tiếp cận, phát triển bền vững, tăng cường số hóa, và bảo vệ di sản văn hóa. Ngày du lịch châu Âu (7/11/2018), tại Bruxelles (Bỉ), thành phố Helsinki (thủ đô của Phần Lan) và Lyon (Pháp) đã vinh dự nhận danh hiệu này. Một trung tâm du lịch ở Trung Đông, thành phố Dubai lựa chọn công nghệ làm giải pháp để quản lý du lịch, dịch vụ và tài nguyên. Dubai phát triển du lịch thông minh theo hướng tích hợp du lịch với mô hình thành phố thông minh để kết nối du khách với hệ

thống tài nguyên của thành phố thông minh; hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch thông minh với việc công nghệ hóa triệt để các dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, visa, hàng không… Ở châu Á, nhiều điểm đến của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã đầu tư mạnh cho du lịch thông minh như áp dụng ví điện tử, mã QR, dùng dấu vân tay để thanh toán dịch vụ, làm thủ tục sân bay, nhận phòng, trải nghiệm du lịch dựa trên công nghệ thực tế ảo…

Một minh chứng khác của việc thay đổi phương thức quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch là sự gia tăng các liên kết tour, tuyến và doanh nghiệp du lịch. Internet kết nối vạn vật đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối tour, tuyến điểm, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh du lịch. Sự thuận tiện trong việc thanh toán điện tử đã giúp các doanh nghiệp có thể hợp tác cùng chia sẻ khó khăn và lợi nhuận nhằm chuyên môn hóa và giảm giá thành các dịch vụ du lịch nhưng cũng đồng thời nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Không chỉ thế, cách mạng công nghiệp 4.0 còn tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực quảng bá và marketing. Du lịch được mở rộng về cả không gian, thời gian và thị trường. Giờ đây, Internet kết nối vạn vật đã tạo ra một thế giới phẳng, xóa bỏ mọi rào cản về không gian, thời gian, đưa con người đi tới mọi nơi trên khắp thế giới. Chỉ cần có Internet, một cú click chuột thì đã có thể tìm hiểu kiến thức của một di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh ở bất kỳ đâu. Do đó, dễ dàng thu hút được khách du lịch trên khắp các châu lục. Điều này đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc làm giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch có thể quảng bá một cách nhanh chóng, có hiệu quả thông qua các trang web thông minh, mạng xã hội,... với chi phí tốt thay vì phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho các quảng cáo trên báo, đài, sóng truyền hình như trước đây. Đặc biệt, du lịch thực tế ảo có thể xem là một cách quảng bá tối ưu khi nó có thể đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời và chân thực nhất. Việc sử dụng các hình ảnh 3D, 4D, các thước phim sinh động tái hiện lại những địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng đưa lên trang mạng internet hoặc trình chiếu tại khu du lịch sẽ giúp cho mọi người ở khắp mọi nơi có thể có một cái nhìn chân thực nhất về địa điểm, khơi dậy sự thích thú, nhu cầu muốn được trải nghiệm và khám phá của du khách.

24

Bên cạnh nhiều cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển, du lịch phải đối mặt với những thách thức được đặt ra như vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, năng lực cạnh tranh, thiếu hụt nhân lực trình độ cao… Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới đã tận dụng được những thuận lợi có được để phát triển XKDV du lịch.

Hình 3.2 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch trong xuất khẩu dịch vụ

Tỷ USD 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 (Nguồn: Trademap.org)

Có thể thấy, kim ngạch XKDV du lịch năm 2010 đạt 937,5 tỷ USD. Từ năm 2010 đến năm 2019, kim ngạch không ngừng tăng lên ngoại trừ năm 2015, 2016 có xu hướng giảm do có những bất ổn, xung đột giữa các nước lớn Nga, Mỹ, Trung Quốc và tàn dư của đại dịch Ebola. Trong vòng 10 năm, kim ngạch XKDV du lịch đã tăng lên 1407 tỷ USD gấp 1,5 lần so với năm 2010. Đồng thời, tỷ trọng XKDV du lịch trong XKDV toàn cầu luôn dao động trong mức 23 % - 24 %.

Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp dịch vụ du lịch đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu. Du lịch quốc tế sẽ càng

phát triển khi các quốc gia tận dụng được lợi thế của mình cùng với những lợi thế về công nghệ và khoa học kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w