Vai trò định hướng của cơ quan đầu não

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 41 - 42)

Các quốc gia cần hiểu rõ vai trò, vị trí của thương mại dịch vụ quốc tế trong thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng để có những định hướng phát triển bền vững cho khu vực này trong thời gian tới. Theo đó, cần xác định phát triển thương mại dịch vụ quốc tế có vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp tạo động lực phát triển, mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành công - nông nghiệp và tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế; cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là Internet, thông tin, truyền thông v.v…

Sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ cấu ngành kinh tế càng lớn. Vì vậy, về phía các nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển để khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế… Cần phát triển dịch vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, theo hướng hiện đại.

Tiếp theo, cần tăng cường phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện và đánh giá các cơ chế, chính sách, giải

37

pháp nhằm tăng cường vai trò của luật pháp giúp điều tiết, kiểm soát các thể chế thị trường, phòng và chống các hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật, thao túng thị trường gây hậu quả nghiêm trọng,… giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế.

Xây dựng, thực thi hiệu quả các hệ thống chuẩn quốc gia về chất lượng thương mại dịch vụ quốc tế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, phản biện và chủ

động các phương án và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn khủng hoảng… Dự báo cần bám

sát, cập nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các biến động thị trường khách quan trong nước và quốc tế; coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường. Đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện, thành lập bổ sung mạng lưới các cơ quan có chức năng chuyên trách xây dựng, phản biện và đề xuất hoàn thiện các chính sách quản lý các cấp. Bên cạnh đó, cần coi trọng phản hồi từ xã hội và các đánh giá tác động chính sách (định kỳ hoặc đột xuất) trước và sau khi ban hành; xây dựng hệ thống số liệu và dữ liệu thông tin chuyên ngành trực tiếp phục vụ công tác dự báo và quản lý kinh tế; khắc phục tình trạng phân tán, chia cắt, rời rạc, đóng băng và thiếu chuẩn hóa thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý thông tin.

Trên cơ sở các kết quả dự báo, phản hồi và các yếu tố cần thiết khác, cần chủ động có các phương án, đối sách phòng ngừa hiệu quả cho mọi tình huống với giả định mức xấu nhất có thể xảy ra; phát triển hệ thống dự báo và thông tin thị trường, các chính sách và các cam kết nhằm tăng năng lực phản ứng chính sách và thị trường trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w