Phát triển nội lực của thị trường dịch vụ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 42 - 44)

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với việc phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế tri thức; phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng cường sự kết nối bổ trợ giữa các ngành kinh tế.

Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng ngành dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ mới. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi

thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ cao và dịch vụ kinh tế đối ngoại, như hàng không, cảng biển quốc tế, xuất khẩu lao động, xúc tiến thương mại quốc tế; viễn thông, công nghệ thông tin; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; thương mại điện tử, cùng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác; dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm,...

Phát triển dịch vụ cảng biển và cửa khẩu, dịch vụ vận tải với cơ cấu hợp lý, hiệu quả. Tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải, khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức và logistics. Phát triển mạnh dịch vụ thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối, buôn bán nhằm tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mạnh các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao..., chất lượng cao về đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khuyến khích các phát minh,

sáng tạo, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp. Đặc biệt là nâng cao năng suất lao động, tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ, coi đây là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu; xây dựng các “vùng liên kết dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” mở rộng để tăng cường tác động lan tỏa của thương mại dịch vụ quốc tế đối với toàn bộ nền kinh tế; nâng cao chất lượng các dự báo thị trường, trong đó dự báo cần bám sát, cập nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các biến động thị trường khách quan trong nước và quốc tế, coi trọng dự báo tác động hai mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường… Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ; khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, thu kiều hối

39

và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển hệ thống gắn với việc cải thiện tính kết nối (mở rộng độ bao phủ, tăng tốc truy cập và hạ giá sử dụng Internet); phát triển thị trường vốn dài hạn, và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng tạo.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w