Củng cố yếu tố ngoại lực nhằm thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 44 - 45)

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển thương mại dịch vụ quốc tế nói riêng. Chính vì vậy, các quốc gia cần ưu tiên huy động tối đa nguồn lực để tập trung xây dựng đồng bộ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Do bản chất của hạ tầng cho phát triển ngành dịch vụ (hạ tầng dịch vụ) rất phức tạp, bao gồm cả hạ tầng vật thể (hạ tầng cứng) và phi vật thể (hạ tầng mềm). Hạ tầng vật thể có thể kể đến như giao thông, năng lượng, internet; còn hạ tầng phi vật thể như cơ chế về tài chính, dữ liệu, hệ thống pháp lý, quy định pháp luật… Với những thuận lợi của kỷ nguyên công nghệ 4.0, các quốc gia có thể tiếp cận, thực thi theo hướng:

Bố trí không gian cho các nhu cầu mới, ưu tiên hệ thống phân phối (logistics) 4.0. Đi trước trong việc nghiên cứu bố trí hệ thống phân phối dựa trên công nghệ. Công nghệ mới về hệ thống phân phối sẽ xây dựng trên các nền tảng hoặc xu hướng mới như nền tảng số (digital), xanh (green), hợp tác chuỗi cung cấp, và kéo dài chuỗi đến thẳng tay khách hàng. Từ đó, việc quy hoạch và bố trí các hệ thống phân phối mới sẽ thay đổi theo hướng giảm số lượng và cấp trung gian, thời gian, và diện tích. Chính phủ các nước cần quy hoạch và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối hiệu quả dựa trên công nghệ dữ liệu lớn (Big data) và trí thông minh nhân tạo (AI) đảm bảo hiệu quả kết nối trong các khu vực chiến lược như sân bay, cảng biển, đầu các cửa ngõ, có kết nối cả đường sắt, thủy, bộ, và đường hàng không.

Khuyến khích xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở, nền tảng số và chuyển đổi số các dịch vụ. Hạ tầng phục vụ nền kinh tế số bao gồm năng lượng, chất lượng đường truyền, và hệ thống lưu trữ số liệu, an ninh mạng. Các cơ sở dữ liệu mở, hệ thống kiến trúc dữ liệu cho phép khai thác dữ liệu phục vụ các ứng dụng trực tuyến là tiền đề nâng cao hiệu quả

các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, và nghiên cứu và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng mềm gắn với hệ thống dữ liệu địa lý (GIS). Khai thác hệ thống này giúp giải nhiều bài toán tối ưu hóa về vị trí trong xây dựng và cho thuê tài sản, chuyến đi và luồng vận tải và phân phối, đánh giá về đầu tư xây dựng, và đẩy nhanh tốc độ tiếp cận khách hàng và dịch vụ. Hệ thống thông tin địa lý mở cho phép tạo điều kiện phát triển dịch vụ gia tăng là nền tảng cơ bản của hệ thống này cần tạo điều kiện để liên kết các dịch vụ.

Song song với phát triển cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính là một điều tất yếu để thương mại dịch vụ quốc tế đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. Vì mục tiêu đó, một số giải pháp nên được ưu tiên xem xét là:

Sử dụng nguồn vốn đầu tư công như nguồn vốn mồi để thu hút được các nguồn đầu tư khác. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp để thị trường vốn phải trở thành một kênh quan trọng trong thu hút nguồn vốn dài hạn cho các dự án hạ tầng. Bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng danh mục dự án đầu tư một cách bài bản, có chất lượng, làm cơ sở cho để Chính phủ xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn cũng như kêu gọi các nhà đầu tư cùng thực hiện trong thời gian tới. Thiết lập một cơ chế chia sẻ rủi ro lợi ích hợp lý giữa các bên tham gia. Về nguyên tắc, các bên sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro của dự án theo nguyên tắc bên nào có thể giải quyết được rủi ro tốt hơn thì bên đó sẽ nhận rủi ro. Đồng thời, phải xây dựng dự phòng các công cụ giảm thiểu rủi ro các bên có thể áp dụng như bảo lãnh, bảo hiểm... để giúp các nhà đầu tư có thể tự tin hơn khi tham gia. Việc luật hóa các nguyên tắc xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro và áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro là cần thiết để tạo sự tin tưởng cho đối tác.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP lần THỨ tư đối với THƯƠNG mại DỊCH vụ QUỐC tế THẾ GIỚI (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w