Thành phần và cấu tạo của mực in Offset UV

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm in trên vật liệu PET tại công ty cổ phần in số 7 (Trang 29 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.1.3.1. Thành phần và cấu tạo của mực in Offset UV

Pigment

Chất tạo màu, cũng như pigment sử dụng cho mực in Offset thông thường. Tuy nhiên, pigment của mực in UV phải đảm bảo độ bền sáng tốt khi được chiếu sáng bởi

tia UV, đáng chú ý là pigment màu đen hoặc các pigment có màu sậm sẽ hấp thụ tia UV, làm giảm sự xâm nhập của tia UV do đó làm cho khảnăng khô của mực bị hạn chế. Vì vậy, các loại mực có màu đen hoặc màu tối nên được bố trí ở đơn vị in cuối

cùng (đối với hệ thống in nhiều màu ướt chồng ướt).

Dầu liên kết (oligomer hay prepolymer)

Là thành phần cơ bản của các loại mực, lắc tráng phủ. Nó giúp cho mực có các tính chất in và khảnăng bám chắc của mực in trên bề mặt vật liệu in. Dầu liên kết chỉ sử

dụng trong mực in UV Offset là các oligomer (các prepolymer – các polymer có khối

lượng phân tử thấp) dựa trên gốc acrylate.

Cũng như dầu liên kết trong mực in UV thông thường, các oligomer phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

− Phải tạo với pigment thành một thể thống nhất, hỗn hợp đồng nhất và có đủ tính chất của mực in.

− Mực phải bền vững trong hệ keo hóa học. Đểđảm bảo điều đó thì trong dầu liên kết phải chứa các hoạt tính bề mặt đảm bảo cho sự thấm ướt bề mặt pigment, sự ổn định của chúng cũng như khảnăng thấm ướt tốt.

− Phải có độtrơn hóa học (không phân hủy và làm thay đổi tính chất của pigment, khuôn in, cao su…).

16

− Mực phải bám chắc lên bề mặt vật liệu in và khảnăng tạo polymer khi được sấy UV là nhanh nhất.

Chất pha loãng (monomer)

Tạo pha loãng cho mực in, đó là những monomer có độ nhớt thấp, góp phần làm

thay đổi độ nhớt của mực in. Khác với các chất độn của mực in thông thường (là những

dung môi bay hơi) các monomer của mực UV cũng tham gia vào quá trình polymer

hóa của mực in khi được sấy UV. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng, nó làm cho độ

dày của màng mực không bịthay đổi (khi mực đã khô) và đã tham gia vào quá trình

polymer hóa nên sẽ không còn sót lại những chất (hóa học lưu động có sức căng bề

mặt và sức căng bề mặt tiếp xúc với nước sao cho khảnăng tương tác tạo nhũ tương

với nước là tốt nhất). Sức căng với nước càng thấp thì khảnăng in càng tốt.

Chất gây phản ứng quang hóa

Là chất hóa học mà dưới tác dụng của tia UV sẽ tạo ra các chất tự do giúp cho quá trình polymer hóa mực diễn ra nhanh hơn cho phù hợp với tốc độ của máy in. Vì các oligomer và monomer bản thân chúng có thể tạo phản ứng polymer hóa nhưng tốc độ

quá chậm so với tốc độ máy in.

Trong thành phần cấu tạo của chất này luôn có nhóm carbonyl.

Khi hấp thụ tia UV, các cặp gốc tự do sẽ tạo ra tại vị trí có gốc carbonyl này. Ngày nay, người ta đã tạo ra các chất gây phản ứng quang hóa mới mà khi sấy khô mùi của chúng tạo ra được giảm đáng kểnhưng nếu các chất này sử dụng nhiều trong thành phần của mực thì vẫn ảnh hưởng đến khảnăng bám dính của mực:

- Alpha hydroyacetophenone. - 1-chloro-4-propoxythyoxanthone.

- 2-hydroxyl-2 methyl-1-1 phenylpropan-1-one.

- 2-methyl-1[4-(methylthio) phenyl 1]-2-morpholinopropan-1-one.

17

Thông thường là các chất ổn định nhằm ngăn cản sựngưng tụ của pigment và khả năng tạo polymer của các oligomer và monomer trong điều kiện ánh sáng thông

thường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm in trên vật liệu PET tại công ty cổ phần in số 7 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)