Ảnh hưởng đặc tính của vật liệu polymer đến màu sắc trong in

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm in trên vật liệu PET tại công ty cổ phần in số 7 (Trang 26 - 29)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2. Ảnh hưởng đặc tính của vật liệu polymer đến màu sắc trong in

Polymer là vật liệu có tính trong suốt nên khi in các ô tone nguyên sẽđậm hơn mà

ít mực, còn vùng tone trame thì tối hơn và nhiều màu hơn. Theo báo cáo “Foundations

of graphic standardization in the production of plastic cards” (Bertholdt, U.; Heine, H.; Müller, A, 2015) Sựthay đổi này phần lớn là do khi ánh sáng chiếu tới bề mặt polymer

đa lớp thì sẽtương tựnhư chiếu qua nhiều lớp kính lọc gây phản xạ nhiều lần. Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là độ bóng của màng, có sựảnh hưởng lớn khi in trên màng có lớp màng mờ và sự hấp thụ của các lớp. Nhiều sự phản xạ xảy ra bên trong vật liệu

polymer khi có ánh sáng chiếu tới bề mặt vật liệu và khi phản xạ lại mắt người hay thiết bịđo thì không phải là điểm phản xạđầu tiên. Do đó, việc ảnh hưởng màu tối có thể có ba nguyên nhân có thể xảy ra: sự phản xạ nhiều lần qua các lớp vật liệu, độ bóng vật liệu, sự tự hấp thụ của màng. Khi ánh sáng chiếu tới vùng tone trame, ánh sáng sẽ

phản xạ bên trong bề mặt vật liệu rồi lại phản xạởvùng không có điểm trame sau đó

13 Các ảnh hưởng về màu của vùng tone trame không ảnh hưởng đến vùng tone

nguyên, ảnh hưởng màu của vùng tone nguyên chủ yếu là do khảnăng tự hấp thụ của vật liệu khiến màu in ở vùng tone nguyên thay đổi nhưngkhông đáng kể.

Hình 1.2:Đường truyền ánh sáng qua vật liệu đa lớp

Phép đo sử dụng trong báo cáo này có góc chiếu sáng: 45o/0o, khẩu độđo 11mm

trên nền trắng tuyệt đối. Các tọa độmàu được đo dưới nguồn sáng D50, góc quan sát 2o. Các kết quảđo màu thu được bằng các thiết bị đo với các khẩu độ nhỏhơn, tối hơn và ít màu hơn. Khi so sánh các kết quảđo, độ chênh lệch màu sẽ càng lớn khi khẩu độ

càng nhỏ.

Theo báo cáo “Basics of graphic standardization for the production of plastic cards” (Bartl, J.; Bertholdt, U.; Müller, A, 2018) về nghiên cứu ảnh hưởng của sự truyền ánh sáng trong vật liệu đa lớp và độ dày của lớp lót ảnh hưởng đến màu sắc khi in trên vật liệu polymer đa lớp. Polymer đa lớp thay đổi vị trí của màu trong không gian màu, phần lớn các màu trở nên tối hơn và màu sắc hơn. Các số liệu đo màu của thiết bị sử

dụng khẩu độ 11mm sẽcho màu sáng hơn so với thiết bị đo sử dụng khẩu độ 4mm. Sự truyền của ánh sáng tăng tỉ lệ thuận với độ dày của lớp lót trên vật liệu. So sánh giữa bản in thử và vật liệu polymer được lót trắng với độ dày 100µm trên 2 thiết bịđo

14 tối hơn so với polymer. Kết quảở thiết bịđo 11mm, bản in thử sẽcho màu sáng hơn và

màu sắc hơn so với vật liệu polymer. Ngược lại, với độ dày lớp lót trắng trên vật liệu là 200µm sẽ cho kết quảđo ở thiết bị 11mm màu sắc sẽ lớn hơn so với bản in thử và trên cả thiết bị 4mm.

Còn với vật liệu polymer đơn lớp, vẫn có tính chất trong suốt nên việc đo màu sẽ bị ảnh hưởng bởi vật liệu lót bên dưới. Khi đo trên đếđen hoặc đế trắng sẽ cho kết quá đo

khác nhau. Mặc dù đơn lớp nhưng khi ánh sáng chiếu tới vẫn bị phản xạ qua lớp polymer và vật liệu lót bên dưới nên ánh sáng phản xạ lại máy đo hay mắc người sẽ

không phải ởđiểm tiếp xúc ban đầu dẫn đến việc sai lệch màu sắc.

Hình 1.3:Đường truyền ánh sáng qua vật liệu đơn lớp.

Tóm lại, khi in trên vật liệu polymer đa lớp nói chung và PET nói riêng thì màu sắc in trên vật liệu sẽ bịảnh hưởng bởi:

- Sự phản xạ giữa các lớp. - Độ bóng vật liệu.

15 - Độ dày của lớp lót.

- Khẩu độ của thiết bịđo. - Màu sắc vật liệu nền.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm in trên vật liệu PET tại công ty cổ phần in số 7 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)