5. Bố cục
3.2.4. Kế toán tính giá thành
3.2.4.1. Chứng từ được sử dụng là:
Các chứng từ liên quan đến đối tượng lao động như phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hóa đơn bán hàng của người bán.
Các chứng từ liên quan đến lao động như bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ lương và BHXH…
Chứng từ liên quan đến tư liệu lao động: như bảng tính và phân bổ khấu hao. Các chứng từ liên quan khác như phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng….
3.2.4.2.Nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Căn cứ kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối tháng 12/2018, căn cứ vào thực tế nhập kho sản phẩm trong tháng 12/2018, ta có số liệu về sản phẩm nhập kho và dở dang cuối tháng như sau:
44
BẢNG 3.2:BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO THÀNH PHẨM
Tháng 12/2018
- Tháng 12, DN không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
* Phân bổ chi phí sản xuất chung( biết chi phí sản xuất chung phân bổ theo số lượng thành phẩm nhập kho)
Bóthép 1903023HRC-2-1 = 727.121.910 x (43.880/ 271.880) = 117.353.646,5 Bó thép 1903025HRC-2-1 = 727.121.910 x (58.440/ 271.880) =156.293.234 Bó thép 1903024HRC-2-1 = 727.121.910 x (81.300/ 271.880) = 217.430.526 Bó thép 1903042HRC-2-1 = 727.121.910 x (88.260/ 271.880) = 236.044.504
- Căn cứ vào sổ cái TK 154, ta thấy không có sản phẩm dở dang đầu tháng 12/2018
- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12/2017: 3.731.484.516
- Căn cứ vào bảng tổng hợp thành phẩm nhập kho và bảng kê sản phẩm dỡ dang cuối tháng 12/2018, ta có thành phẩm nhập kho: 271.880 sp, trong đó:
Bó thép 1903023 HRC-2-1 : 43.880 tấm Bó thép 1903025HRC-2-1 : 58.440 tấm Bó thép 1903024HRC-2-1 : 81.300 tấm Bó thép 1903042HRC-2-1 : 88.260 tấm - Không có sản phẩm dở dang cuối kỳ
Theo tỷ lệ nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất mà tất cả những chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến chi phí sản xuất chung được Doanh nghiệp tập hợp
STT Mã bó thép thành phẩm ĐVT SỐ LƯỢNG 1 1903023HRC-2-1 Bó 43.880 2 1903025HRC-2-1 Bó 58.440 3 1903024HRC-2-1 Bó 81.300 4 1903042HRC-2-1 Bó 88.260 TỔNG 271.880
45 và lấy đó làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. Và phương pháp tính giá thành áp dụng tại Doanh nghiệp là phương pháp trực tiếp. Từ các số liệu về chi phí phát sinh trong tháng 12/2018 và bảng tổng hợp thành phẩm nhập kho ta tính được đơn giá của các sản phẩm như sau: Bó thép 1903023 HRC-2-1 Tổng giá thành = 0+ (836.050.000 +23.452.000+117.353.646,5) –0 = 976.855.646,5 (đồng) Giá thành đơn vị = 976.855.646,5 /43.880 = 22.261,979 (đồng/bó) Bó thép 1903025 HRC-2-1 Tổng giá thành= 0 + (942.500.000+30.452.670+156.293.234) – 0 =1.129.245.904 (đồng) Giá thành đơn vị= 1.129.245.904/58.440 = 19.323,167 (đồng/bó) Bó thép 1903024 HRC-2-1 Tổng giá thành= 0 + (873.300.000+ 28.429.140+217.430.526) – 0 =1.119.159.666 (đồng) Giá thành đơn vị= 1.119.159.666/81.300 = 13.765,801 (đồng/bó) Bó thép 1903042 HRC-2-1 Tổng giá thành = 0+ (965.600.000+ 31.700.706+ 236.044.504) –0 =1.233.345.210 (đồng) Giá thành đơn vị= 1.233.345.210 /88.260 = 13.974 (đồng/bó)
Toàn bộ những chi phí bỏ ra để hoàn thành số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ được tính vào giá trị của thành phẩm. Vào tháng 12 số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ tại DN là 271.880 sp, trong đó:
Bó thép 1903023HRC-2-1: 43.880 tấm với đơn giá của một SP là 22.261,979 đồng/bó Bó thép 1903025HRC-2-1: 58.440 tấm với đơn giá của một SP là 19.323,167 đồng/bó Bó thép 1903024HRC-2-1: 81.300 tấm với đơn giá của một SP là 13.765,801 đồng/bó Bó thép 1903042HRC-2-1: 88.260 tấm với đơn giá của một SP là 13.974 đồng/bó Và tổng giá trị của từng thành phẩm trong kỳ là:
46 SDĐK: 0 SPS: (621) : 836.050.000 (622) : 23.452.000 (627) : 117.353.646,5 SDCK: 0 SPS: 976.855.646,5 SDĐK: 0 SPS: (621) 942.500.000 (622) : 30.452.670 (627) : 156.293.234 SDCK: 0 SPS: 1.129.245.904 SDĐK: 0 SPS: (621) : 873.300.000 (622) : 28.429.140 (627) : 217.430.526 SDCK: 0 SPS: 1.119.159.666 Bó thép 1903023 HRC-2-1 là 976.855.646,5 đồng Bó thép 1903025HRC-2-1 là 1.129.245.904 đồng Bó thép 1903024HRC-2-1 là 1.119.159.666 đồng Bó thép 1903042HRC-2-1 là 1.233.345.210 đồng
Sơ đồ 3.1: Tài khoản 154 154001 976.855.646,5 976.855.646,5 154002 1.129.245.904 1.129.245.904 154003 1.119.159.666 1.119.159.666
47 SDĐK: 0 SPS: (621): 965.600.000 (622) : 31.700.706 (627) : 236.044.504 SDCK: 0 SPS: 1.233.345.210 154004 1.233.345.210 1.233.345.210 Định khoản các nghiệp vụ: Nợ TK 155001: 976.855.646,5 Có TK 154001: 976.855.646,5 Nợ TK 155002: 1.129.245.904 Có TK 154002: 1.129.245.904 Nợ TK 155003: 1.119.159.666 Có TK 154003: 1.119.159.666 Nợ TK 155004: 1.233.345.210 Có TK 154004: 1.233.345.210
- Các khoản thiệt hại trong sản xuất bao gồm: thiệt hại do sản phẩm bị gãy, nứt, bị lỗi trong các công đoạn dẫn đến những sản phẩm đó không đạt các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Các khoản thiệt hại do các nguyên nhân khách quan khác như bị cúp điện trong giờ làm việc mà Doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Ngoài ra còn có các khoản thiệt hại do hết hàng để cho công nhân ở một công đoạn nào đó làm việc hay do thiếu việc làm cho công nhân nhưng Doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho công nhân.
48 - Đối với các khoản thiệt hại do sản phẩm bị hỏng thì Doanh nghiệp sẽ xác định ra nguyên nhân bị hỏng là do đâu. Nếu sản phẩm hỏng do lỗi của công nhân thì Doanh nghiệp sẽ yêu cầu công nhân đó sữa chữa khi mà sản phẩm đó có thể phục hồi được, còn nếu sản phẩm đó không thể sữa chữa được thì người làm ra sản phẩm hỏng đó phải chịu bồi thường một khoản thiệt hại theo quy định của Doanh nghiệp và sẽ được trừ vào lương của công nhân trong tháng. Khi công nhân làm hỏng nhiều sản phẩm thì sẽ bị trừ đi tiền phụ cấp, các khoản tiền thưởng trong tháng theo đúng hợp đồng lao động mà Doanh nghiệp ký.
- Đối với những khoản thiệt hại không thể phục hồi thì Doanh nghiệp cho thu hồi phế liệu. Do đó những khoản thiệt hại xảy ra trong Doanh nghiệp là không đáng kể và để đơn giản cho việc hạch toán của kế toán thì Doanh nghiệp không mở sổ theo dõi chi tiết cho những khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất.
- Đối với những khoản tiền thu được từ phế liệu thì Doanh nghiệp cho vào quỹ để phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao cho công nhân của Doanh nghiệp vào các ngày lễ .
49
CHƯƠNG 4
NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ
4.1. NHẬN XÉT 4.1.1. Ưu điểm
- Đội ngũ nhân viên: Trình độ của nhân viên kế toán trong Công ty khá tốt. Đều có trình độ Đại học, bên cạnh đó Công ty không ngừng tổ chức cho cán bộ trong công ty được đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, và cũng như nắm bắt và áp dụng kịp thời những quy định mới của Nhà nước về chính sách chế độ kế toán vào hoạt động kế toán có hiệu quả.
- Công tác quản lý: Doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài chính ban hành, phân công từng công việc kế toán rõ ràng cho từng kế toán viên thực hiện ghi chép được dễ dàng chính xác kịp thời. Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp được tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả số lượng nhân viên kế toán không quá đông, đáp ứng được với đỏi hỏi của công việc.
- Công tác kế toán: Việc kiểm tra đối chiếu và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được quản lý chặt chẽ trên máy vi tính. Phòng kế toán được trang bị một hệ thống máy vi tính khá hiện đại, được cài đặt phần mềm kế toán, nhằm hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán.
Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm về cơ bản là phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hàng tháng giúp cho việc quản lý giá thành, cung cấp thông tin kịp thời và liên tục. Về giá thành sản phẩm giúp cho Doanh nghiệp xác định được thế mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường và tìm mọi biện pháp để hạ thấp giá thành sản phẩm.
Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Lao động ở Doanh nghiệp được quản lý trực tiếp và gián tiếp. Các khoản phụ cấp và khen thưởng ngoài lương chính
50 cũng được chú trọng, quan tâm nhằm gắn trách nhiệm quan tâm chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Doanh nghiệp luôn chú ý tới việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Cụ thể đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu Doanh nghiệp xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, quản lý thu mua vật tư, cũng như việc xuất dùng chúng theo định mức đó. Đồng thời hàng tháng Doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch sản xuất tới từng tổ, phân xưởng.
4.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN còn có một số những hạn chế.
(1)Doanh nghiệp chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình, như vậy tuy có làm cho công tác kế toán đơn giản để kiểm tra, nhưng không kiểm soát được chi phí sản xuất phát sinh ở từng công đoạn để từ đó áp dụng phương pháp cải tiến, hoàn thiện sản xuất thích hợp cho từng công đoạn.
(2)Tại DN chưa xác định được các khoản thiệt hại ngừng sản xuất, thiệt hại về sản phẩm hỏng vì không có điều kiện nhân lực theo dõi, thống kê,… làm cho việc tính giá thành sản phẩm sẽ không thực sự chính xác tuyệt đối.
(3)Hiện nay công ty vẫn chưa lập bảng kê cụ thể về tình trạng NVL vì vậy kế toán gặp khó khăn trong quá trình theo dõi xuất - nhập - tồn NVL.
(4)Máy móc tại DN là máy móc phục vụ sản xuất liên tục và có giá trị nhưng chủ yếu thuê ngoài để tiến hành sữa chữa lớn nên việc lập dự toán chi phí sữa chữa lớn cho TSCĐ vẫn chưa được chú trọng.
4.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp, được sự giúp đỡ của anh, chị trong Doanh nghiệp, đặc biệt là tập thể nhân viên Phòng Kế toán, em đã có điều kiện tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại Doanh
51 nghiệp. Qua đó em xin có một số kiến nghị về những tồn tại trong công tác kế toán tại Doanh nghiệp như sau:
Một là, thường xuyên kiểm tra từng công đoạn sản xuất trong dây chuyền sản
xuất để có thể phát hiện ra những chi phí phát sinh trong từng công đoạn khi đó sẽ hạch toán được chính xác giá thành sản phẩm.
Hai là, bổ sung thêm nguồn nhân lực để có thể theo dõi cụ thể và thống kê được
các khoản thiệt hại của DN trong quá trình sản xuất.
Ba là, DN nên lập bảng kê chi tiết quá trình xuất – nhập – tồn NVL để dễ dàng
theo dõi tình hình NVL.
Bốn là, hạn chế việc thuê ngoài thực hiện việc sửa chữa lớn TSCĐ mà thay vì
đó DN thực hiện lập kế hoạch theo dõi TSCĐ, sửa chữa lớn hợp lý để quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
Năm là, ngoài việc tìm kiếm giải pháp để hạn chế những mặt chưa tốt thì DN
còn cần coi trọng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột.
Sáu là, cần phải luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng đúng cách và đúng mục đích.
52
KẾT LUẬN
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong công tác kế toán, nó đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của Doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí đầy đủ chính xác sẽ giúp cho việc tính giá thành của Doanh nghiệp được chính xác hơn, là thông tin kinh tế thích hợp cho Doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất ngày càng đạt hiệu quả tốt. Việc hoàn thiện công tác này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ quản lý tại Doanh nghiệp đáp ứng với nhịp độ phát triển ngày càng tăng của Doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thép KDG Việt Nam đã giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tiễn vô cùng quý báu về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Những kinh nghiệm này cùng với lý luận đã học ở trường, chắc chắn sẽ giúp em làm tốt công việc kế toán sau này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế và do thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của ban giám đốc, và các cán bộ phòng kế toán để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo dân kinh tế . Link: http://www.dankinhte.vn/ke-toan-tong-hop-chi-phi- san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham-xay-lap/
2. Doanh nghiệp cổ phần XD Hoàng Lộc, Nhật ký chung và sổ các TK 621, 622, 623,
627, 154 năm 2015.
3. Nguyễn Văn Công (2013), Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
4. Nguyễn Phương Dung (K14) Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp Sông Đà”. Trường đại học
Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Thị Đông (2014) Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Link: https://voer.edu.vn/m/ke-toan-tap-hop-chi- phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham/585d416f
7. Trang web: http://luanvan.net.vn/default.aspx 8. Trang web: http://tailieu.vn
54
PHỤ LỤC
55
56
57
58