- Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu ngày số dư không biến
4.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – Chi nhánh Hồ Chí Minh
4.1.1. Ưu điểm
Xét một cách khái quát thì quy trình kiểm toán TSCĐ do VVIC – Chi nhánh Hồ Chí Minh thực hiện khá hoàn thiện và phù hợp với các đối tượng khách hàng mà công ty đang tham gia kiểm toán. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại VVIC – Chi nhánh Hồ Chí Minh luôn dựa sát theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA, chương trình này được xây dựng rất khoa học và hợp lý, dựa vào đó kiểm toán viên khi thực hiện quá trình kiểm toán TSCĐ có thể nhận thấy được các thủ tục bổ sung cần thiết để phù hợp với khách hàng, thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách cẩn thận nhằm đạt được đầy đủ các mục tiêu kiểm toán, thu thập được các bằng chứng phù hợp làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán về khoản khoản mục TSCĐ và Chi phí khấu hao.
Đội ngũ kiểm toán viên tại Công ty là những người giàu kinh nghiệm, luôn nắm bắt và hiểu rõ các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán, Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan đến khoản mục TSCĐ và phương pháp khấu hao giúp việc kiểm toán khoản mục được thuận lợi, phát hiện nhanh chóng các sai phạm trọng yếu để kịp thời trao đổi với khách hàng. Đối với các khách hàng đã được ký hợp đồng kiểm toán trước ngày kết thúc niên độ, công ty sẽ cử các kiểm toán viên với số lượng thích hợp xuống khách hàng để tiến hành chứng kiến kiểm kê cuối năm kết hợp với phỏng vấn đơn vị về các quy định của quy trình mua hàng, thanh lý TSCĐ,…để có thể hiểu rõ về HTKSNB của đơn vị, giảm bớt việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Nhờ vậy, kiểm toán viên có thể đánh giá được tình hình TSCĐ và đảm bảo số liệu kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ của khoản mục TSCĐ khớp với số liệu mà kế toán theo dõi trên sổ sách. Trong quá trình chứng kiến kiểm kê, các kiểm toán viên thực hiện ghi chép rất kỹ lưỡng nhằm phát hiện các vấn đề đáng lưu ý hay các chênh lệch để kịp thời trao đổi với đơn vị, tìm ra nguyên nhân.
Trong quá trình kiểm toán tại khách hàng, KTV ngoài làm việc với bộ phận kế toán còn trực tiếp làm việc với bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Việc gặp và phỏng vấn những người trực tiếp tiếp xúc với TSCĐ giúp KTV hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng, đặc điểm riêng của TSCĐ. Đặc biệt hơn, KTV sẽ nắm rõ hơn về tình hình sử dụng TSCĐ và HTKSNB của khách hàng để bổ sung vào đánh giá của mình.