6. Bố cục bài Khoá luận tốt nghiệp
2.7. Sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Mỹ và Chuẩn mực kế toán Việt
Nam:
2.7.1. So sánh chung về Chuẩn mực kế toán Mỹ và Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Đối với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, có 4 Chuẩn mực kế toán liên quan về Tài sản cố định là Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình (VAS 03), Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình (VAS 04), Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư (VAS 05), Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản (VAS 06). Các Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa vào tiêu chuẩn của 4 Chuẩn mực kế toán quốc tế. Đó là Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 - Property, plant and Equipment, IAS 38 - Intangible assets, IAS 40 - Investment property và IAS 17 - Leases.
Tương tự như vậy, Chuẩn mực kế toán Mỹ cũng được xây dựng dựa trên các Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, nhưng đối với Chuẩn mực kế toán Mỹ chỉ có 3 chuẩn mực là liên quan đến Tài sản cố định là Chuẩn mực kế toán Mỹ U.S GAAP ASC 360 - Property, Plant and Equipment, ASC 350 - Intangibles, Goodwill and Other, ASC 840 - Leases. Như vậy ta có thể thấy Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã phần nào hội nhập được với kinh tế quốc tế và thể hiện được phần nào phù hợp với đặc điển quản lý của kinh tế Việt Nam.
37 Khi tìm hiểu qua cả hai Chuẩn mực kế toán này, ta có thể thấy được tính linh
hoạt và dơn giản của kế toán Mỹ. Còn kế toán Việt Nam vẫn còn là một hệ thống có quy mô rườm rà và khá phức tạp. Đối với kế toán Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp đều phải đi theo hệ thống kế toán đã được ban hành, các tài khoản kế toán đều phải thống nhất với nhau, tất cả các nghiệp vụ đều phải được ghi nhận theo quy định của Nhà nước ban hành. Còn đối với kế toán Mỹ, hệ thống các tài khoản kế toán sẽ do mỗi doanh nghiệp triển khai sao cho phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không bị chịu sự ràng buộc nhiều từ nhà nước như là ở Việt Nam.
2.7.2. So sánh Chuẩn mực kế toán Mỹ và Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Tài sản cố định:
Chuẩn mực kế toán Mỹ ghi nhận đất đai là Tài sản cố định hữu hình chứ không như Chuẩn mực kế toán Việt Nam ghi nhận đất đai là tài sản cố định vô Hình. Tài sao có sự khác biệt này, vì điều thể hiện rõ chế độ sở hữu ở Chuẩn mực kế toán Mỹ. Khi ghi nhận là tài sản cố định hữu hình, đất đai thẻ hiện rõ hơn về quyền sở hưu của doanh nghiệp đối với tài sản này. Dù chỉ khác biệt ở việc phân loại là tài sản cố định hữu hình hay vô hình, cả hai chuẩn mực đều ghi nhận đất đai sẽ không được tính khấu hao vì thời gian sở hữu của nó là vô hạn.
Có một sự khác biệt nằm ở chỗ cách tính nguyên giá tài sản cố định của hai chuẩn mực. Đối với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, nguyên giá tài sản cố định loại trừ các khoản chiết khấu thương mại ra khỏi nguyên giá còn chiết khấu thanh toán được hưởng thì ghi nhận tăng khoản doanh thu hoạt động tài chính. Đối với chuẩn mực kế toán Mỹ sẽ không loại trừ phần chiết khấu thương mại ra khỏi nguyên giá.
Trong việc hạch toán tài sản cố định giữa Chuẩn mực kế toán Mỹ và Chuẩn mực kế toán không có nhiêu sự chênh lệch. Đối với kế toán Việt Nam, việc hạch toán phải được ghi nhận đúng tài khoản theo hệ thống thông tư 200. Còn đối với kế toán Mỹ có thể sử dụng tài khoản bằng chữ.
38 Đối với các phương pháp tính khấu hao, Chuẩn mực kế toán Mỹ có tới 4
phương pháp khấu hao, trong đó có phương pháp khấu hao không có trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam là phương pháp tổng các số năm sử dụng. Ngoài ra đối với phương pháp khấu hao số dư giảm dần, kế toán Mỹ quy định cụ thể hệ số điều chỉnh là 2, còn đối với kế toán Việt nam thì có thể tuỳ chọn hệ số điều chỉnh như 1.5, 2 hay 2.5.
Về trao đổi TSCĐ, Kế toán Việt Nam có 2 loại trao đổi là tương tự và không tương tự mà trong đó trao đổi tương tự không nhận lại bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào. Kế toán Mỹ có 2 loại trao đổi là trao đổi cùng loại và khác loại.
Về sửa chữa TSCĐ, chi phí sửa chữa thông thường được ghi nhận là chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ hiện hành. Còn chi phí sửa chữa lớn được ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ. Chi phí sửa chữa nâng cấp thì đưa vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy, đối với sửa chữa lớn thì sau khi công việc sửa chữa hoàn thành trên cơ sở giá trị phải khấu hao và thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ sau sửa chữa để kế toán tính và ghi nhận khấu hao. Trong kế toán sửa chữa TSCĐ, giữa kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ có sự khác nhau trong việc ghi nhận và quyết toán chi phí sửa chữa lớn và sữa chữa nâng cấp TSCĐ.
39
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam:
Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên về sản xuất, vì vậy TSCĐ chiếm 1 tỷ trọng vô cùng lớn trong toàn bộ Tài sản của Công ty. Hàng tháng, phòng Điều hành luôn có những kế hoạch thay mới, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh được đề ra.
Avery Dennison RIS Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, chủ yếu sản xuất các đơn đặt hàng cho toàn khu vực Đông Nam Á. Vì vậy các máy móc thiết bị sản xuất phải hoạt động 24/24. Chính vì có khối lượng đơn đặt hàng khá lớn, nên Công ty luôn luôn đầu tư cho các thiết bị máy móc như mua mới, sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó mà các máy móc thiết bị chiếm phần lớn (khoảng hơn 60%) trong tổng Tài sản của Công ty.
TSCĐ của Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam gồm những loại sau đây:
Máy móc thiết bị sản xuất như máy in, máy dệt, máy cắt, …
Thiết bị văn phòng như máy photocopy, máy scan, máy in hoá đơn, …
Vật kiến trúc, nội thất như văn phòng làm việc và sản xuất kho bãi, bàn ghế làm việc, máy điều hoà, kệ, tủ, …
Máy tính và phần mềm như laptop, máy tính bàn, …
Quyền sử dụng đất
40
3.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ tại Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam: Dennison RIS Việt Nam:
3.2.1. Yêu cầu quản lý:
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng hoá sản phẩm. TSCĐ lại chiếm tỷ trọng lớn, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh danh của Công ty, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, việc tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tránh được sự lãng phí, giảm năng lực sản xuất. Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam đã có những chính sách như sau:
Người quản lý sản xuất sẽ phải tạo số AFE (Authorization for Expenditure) hay còn được gọi là “Phê duyệt chi tiêu” để chuẩn bị cho việc mua, cho thuê, chuyển nhượng hoặc xử lý tài sản. Số AFE được áp dụng cho đất đai (đất có giá trị bất kỳ đều cần phải có số AFE), các toà nhà, máy móc, thiết bị và sự cải thiện có chi phí trên $10.000. Số AFE là một hình thức ngân sách và được sự phê duyệt của cấp trên trong quá trình lập kế hoạch cho một dự án sản xuất. Nó bao gồm ước tính chi phí phát sinh khi thực hiện việc mua, cho thuê, chuyển nhượng hay xử lý tài sản. Số AFE không bắt buộc áp dụng cho các chi phí nhỏ hơn $10.000 nhưng vì máy móc thiết bị có chi phí mua trên $5.000 đã được ghi nhận là TSCĐ, vì vậy sẽ có những tài sản từ $5.000 đến $10.000 sẽ không cần tới số AFE. Số AFE phải có được sự phê duyệt từ Giám đốc điều hành mới có giá trị.
Đối với những tài sản có giá trị lớn, có nhiều bộ phận cần lắp ráp, không thể mua về hết trong 1 lần mà sẽ mua thành từng đợt, thời gian mua thường dài, khi đó sẽ tạo một số CIP (Construction in Process) để theo dõi tài sản này. Nếu một tài sản không được hoàn thành tại thời điểm khi bảng cân đối kế toán được chuẩn bị, tất cả các chi phí phát sinh trên tài sản đó cho đến ngày của bảng cân đối kế toán sẽ được chuyển đến tài khoản có tên là Tài sản đang trong tiến trình. Tài khoản này được hiển thị riêng trong bảng cân đối bên dưới tài sản cố định. Tất cả các chi phí phát sinh của máy đó sẽ được lưu trữ trong số CIP. Đến khi máy được mua về đầy đủ các
41 bộ phận, được lắp đặt và đưa vào sử dụng, khi đó sẽ capitalized máy, xóa ra khỏi tài
khoản CIP và đưa vào tài khoản TSCĐ. Để capitalized 1 máy CIP thì cần phải có biên bản nghiệm thu từ quản lý sản xuất, vì vậy việc liên hệ thường xuyên với các quản lý sản xuất sẽ giúp quản lý chặt chẽ hơn những tài sản CIP này.
3.2.2. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ:
Kế toán TSCĐ phải ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận sản xuất nhằm cung cấp thông tin chính xác về ngày nghiệm thu tài sản, bộ phận sử dụng tài sản đó, từ đó ghi nhận vào đúng tài khoản kế toán và cung cấp thẻ tài sản chính xác.
Tất cả các nghiệp vụ diễn ra đều phải được ghi nhận theo đúng thời gian vì cuối mỗi tháng sẽ khoá sổ kế toán để lên báo cáo cho Giám đốc tài chính.
Vì biên bản nghiệm thu tài sản sẽ được quản lý của từng bộ phận sản xuất cung cấp, bao gồm chữ kí xét duyệt của trưởng bộ phận, kế toán TSCĐ có nhiệm vụ đốc thúc các bộ phận sản xuất gửi biên bản nghiệm thu về cho bộ phận kế toán đúng thời hạn khoá sổ kế toán.
3.3. Hạch toán các biến động Tài sản cố định tại công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam: Dennison RIS Việt Nam:
3.3.1. Tài khoản kế toán TSCĐ sử dụng:
Tài khoản kế toán tại đơn vị
Nội dung tài khoản tại đơn vị
Tài khoản theo thông tư 200
tương đương
160002 Cải tạo đất 2111
160101 Nhà cửa 2111
160103 Cải tiến nhà cửa 2111
42
160501 Thiết bị văn phòng 2114
160601 Vật kiến trúc 2111
160702 Phương tiện vận tải 2113
194121 Phần mềm máy tính 2135
160201 Thuê tài chính 212
170002 Khấu hao luỹ kế cải tạo đất 2141
170101 Khấu hao luỹ kế nhà cửa 2141
170103 Khấu hao luỹ kế cải tiến nhà cửa 2141
170301 Khấu hao luỹ kế máy móc 2141
170501 Khấu hao luỹ kế thiết bị văn phòng 2141
170601 Khấu hao luỹ kế vật kiến trúc 2141
170702 Khấu hao luỹ kế phương tiện vận tải 2141 194123 Khấu hao luỹ kế phần mềm máy tính 2143
170201 Khấu hao luỹ kế thuê tài chính 2142
160106 Cải tiến nhà cửa đang tong tiến trình 2412
160306 Máy móc đang trong tiến trình 2412
160503 Thiết bị văn phòng đang trong tiến trình 2412 160602 Vật kiến trúc đang trong tiến trình 2412 194122 Phần mềm máy tính đang trong tiến trình 2412
Bảng 3.1. Tài khoản kế toán về Tài sản cố định
tại công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam
Ngoài các tài khoản như trên, TSCĐ còn có tài khoản trung gian trên hệ thống Oracle. Một trong số các tài khoản trung gian về TSCĐ là tài khoản 131009 hay được gọi Asset Clearing - tài khoản bù trừ TSCĐ. Khi tất cả giao dịch mua tài sản
43 diễn ra, kế toán thanh toán không thể quyết định đâu là TSCĐ và không biết nên bỏ
chúng vào loại tài khoản nào vì phần hành của mỗi kế toán là khác nhau. Vì vậy nên phải dùng đến tài khoản trung gian để kế toán thanh toán có thể bỏ tất cả các tài sản mới phát sinh trong tháng vào. Sau đó kế toán TSCĐ sẽ ghi nhận ngược lại để xác định tài sản nào là TSCĐ.
3.3.2. Hoạch toán mua mới TSCĐ:
Đa số các nghiệp vụ xảy ra trong phần hành Tài sản cố định tại công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam đều là các biến động mua mới TSCĐ. Vì là một công ty có quy mô lớn về sản xuất nên các TSCĐ mua mới thường là máy móc, linh kiện phức tạp với giá trị tương đối lớn khi đầu tư vào máy móc. Vì vậy đơn vị kiểm soát rất chặt chẽ trong khâu mua sắm các TSCĐ, đặc biệt là máy móc, thiết bị.
44 QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÂN VIÊN THU MUA XUẤT - NHẬP KHẨU KẾ TOÁN TSCĐ 1. Tạo số AFE, PR và PO 2. Theo dõi dự báo chi phí vốn (CAPEX)
Số AFE được tạo và được phê duyệt
Theo dõi tình trạng chi tiêu thực tế
Cập nhật file theo dõi chi phí vốn và báo cáo cho Avery Dennison
Hong Kong hàng tháng Ghi chú ETA cho Kế toán Bắt đầu PR có số AFE PO có số AFE
45
Sơ đồ 2.1. Quy trình mua mới Tài sản cố định
(Nguồn: Avery Dennison Fixed Asset Training Materials (2014) - Website: https://www.rbis.averydennison.com)
3. Thực tế ghi nhận
4. Hàng tháng
Nghiệm thu
Vốn hoá chi phí mua tài sản
Lưu chứng từ
Chạy khấu hao hàng tháng Biên bản nghiệm thu Tờ khai hải quan Chứng từ mua tài sản Kết thúc
46 Khi một bộ phận sản xuất cần đầu tư thêm các máy móc thiết bị sản xuất theo
từng dự án nhất định, trước tiên quản lý dự án phải tạo Ủy quyền chi tiêu hay còn được gọi là số AFE (Authorization for expenditures). Số AFE này để ước tính chi phí mua tài sản và có thể theo dõi chi phí mua tài sản cũng như tiến độ mua. Số AFE phải được duyệt bởi Giám đốc nhà máy. Theo Chính sách tài chính của công ty, đối với những dự án từ 10.000 USD trở lên bắt buộc phải được tạo AFE để theo dõi.
Từ số AFE đó, chủ dự án tạo Đơn đề nghị mua hàng (PR) với đầy đủ tên hàng cần mua, nhà cung cấp, đơn giá mà nhà cung cấp đề nghị bán và thời hạn thanh toán. Đơn đề nghị mua hàng sẽ được duyệt bởi Trưởng bộ phận sản xuất và Giám đốc điều hành. Trưởng bộ phận sản xuất và Giám đốc điều hành có thể có hoặc không đồng ý với giá mà nhà cung cấp đề nghị. Nếu không đồng ý, chủ dự án phải thương lượng lại với nhà cung cấp hoặc tìm một nhà cung cấp mới với giá cả thích hợp hơn.
Sau khi duyệt Đơn đề nghị mua hàng, quản lý dự án sẽ đưa sang cho bộ phận mua hàng để tạo Đơn đặt hàng (PO). Cả Đơn đề nghị mua hàng và Đơn đặt hàng đều phải gắn số AFE đã được duyệt trước đó. Như vậy để đảm bảo quy trình quản lý được chặt chẽ.
Khi Đơn đặt hàng thành công, bộ phận mua hàng sẽ gửi chứng từ xuống cho Kế toán thanh toán ghi nhận bút toán. Kế toán thanh toán sẽ đưa những chứng từ mua máy móc thiết bị cho Kế toán Tài sản cố định. Nhiệm vụ của Kế toán Tài sản cố định là xác định xem máy móc thiết bị đó có đủ điều kiện để đưa vào tài sản hay không dựa theo Sổ tay tài chính kế toán về Tài sản cố định của công ty.
Theo Sổ tay tài chính và kế toán về Tài sản cố định của Công ty Avery Dennison RIS Việt Nam:
Đối với một đơn vị máy móc thiết bị riêng lẻ có chi phí mua từ 5.000 USD trở lên sẽ được ghi nhận là TSCĐ.
47 Đối với một nhóm máy móc thiết bị (cùng loại) từ 10.000 USD trở lên sẽ