6. Bố cục bài Khoá luận tốt nghiệp
1.5.2. Nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy kế toán
a) Nhiệm vụ của Kế toán trưởng:
Bảo đảm báo cáo tài chính phản ánh trung thực và đầy đủ tình hình tài chính của Công ty và tuân thủ theo các yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các quy định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.
Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty và các chi nhánh trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Kiểm tra, hiệu chỉnh nghiệp vụ cho các kế toán viên nắm rõ cách thức hạch toán đối với các phát sinh mới về nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Bảo đảm công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan, đảm bảo an toàn, bảo mật.
b) Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp:
Đối chiếu các tài khoản trên bảng cân đối kế toán và lưu trữ theo quy định.
Đảm bảo ghi nhận đầy đủ các chi phí phát sinh để phản ánh lên bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Cung cấp dữ liệu khi có yêu cầu của kiểm toán, thanh tra thuế.
Thực hiện khai thuế theo quy định bao gồm tất cả các sắc thuế.
c) Nhiệm vụ của kế toán thanh toán:
14
Lập chứng từ chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với nhà cung cấp và các khoản thanh toán nội bộ.
Kiểm tra tồn quỹ tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng.
Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
Kiểm tra, tổng hợp phát sinh trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, đối chiếu giữa hệ thống và số dư tài khoản ngân hàng.
d) Nhiệm vụ của kế toán công nợ:
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu của khách hàng để sắp xếp lịch thu, đôn đốc, theo dõi các khoản nợ chưa thanh toán.
Ghi nhận các khoản tiền thu từ khách hàng.
e) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ:
Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng.
Tính, trích khấu hao TSCĐ định kỳ hàng tháng.
f) Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu:
Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.
g) Nhiệm vụ của kế toán quản trị:
Thực hiện các báo cáo phân tích theo yêu cầu quản lý của Ban quản lý công ty.
1.5.3. Chuẩn mực kế toán và hình thức ghi sổ kế toán tại công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam:
a) Chuẩn mực kế toán sử dụng:
Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam sử dụng chuẩn mực kế toán Mỹ hay còn được gọi là U.S Generally Accepted Accounting
15 Principles (U.S. GAAP) để ghi nhận các nghiệp vụ kế toán. Đó là Chuẩn mực
kế toán Mỹ U.S GAAP ASC 360 - Property, Plant and Equipment, ASC 350 - Intangibles, Goodwill and Other, ASC 840 - Leases.
Song song đó kế toán tại Avery Dennison RIS Việt Nam cũng phải lập một sổ riêng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS để phục vụ cho việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và phục vụ cho việc kiểm toán vào cuối năm tài chính. Đối với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, công ty sử dụng 4 Chuẩn mực kế toán liên quan về Tài sản cố định là Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình (VAS 03), Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình (VAS 04), Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư (VAS 05), Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản (VAS 06).
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ được ghi trong sổ sách kế toán là đồng Đô La Mỹ (USD).
b) Hình thức ghi sổ kế toán:
Khác với kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Mỹ chỉ áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Từ hình thức ghi sổ Nhật ký chung này thì hệ thống sổ chủ yếu gồm có sổ Nhật ký chung và sổ Cái. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể mở thêm các sổ Chi tiết hoặc sổ Nhật ký đặc biệt. Ví dụ như sổ Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền mặt, Nhật ký chi tiền mặt,….
Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam cũng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Từ những giao dịch kế toán diễn ra, kế toán viên có trách nhiệm thu gom những chứng từ gốc kế toán liên quan đầy đủ, sau đó ghi nhận vào sổ Nhật ký chung của đơn vị. Hoạch toán các bút toán kế toán lên sổ Cái trên hệ thống Oracle. Từng phần hành sẽ có thư mục riêng biệt trên hệ thống Oracle để nhập từng bút toán sao cho đúng bản chất của phần hành đó. Hệ thống sẽ tự động tổng hợp các tài khoản và tạo nên Bảng cân đối thử. Kế toán viên có nhiệm vụ đối chiếu giữa bảng cân đối thử và sổ Chi tiết tài khoản. Từng tài khoản đều phải được đối chiếu lại để
16 xác nhận rằng Bảng cân đối thử là chính xác. Người quản lý ký xác nhận các Bảng
đối chiếu tài khoản là chính xác. Từ Bảng đối chiếu tài khoản và Bảng cân đối thử lập nên Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.3. Hình thức ghi sổ Nhật ký chung tại công ty TNHH Avery Dennison RIS
(Nguồn: Avery Dennison Finance Training Materials (2018) - Website: https://www.rbis.averydennison.com)
Chú thích: Ghi hằng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu
Kết xuất từ dữ liệu Oracle Sổ cái (phần mềm Oracle) Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Bảng cân đối thử Các bút toán điều chỉnh Sổ chi tiết các tài khoản Bảng đối chiếu tài khoản Báo cáo tài chính
17
c) Hệ thống tài khoản kế toán:
Đối với hệ thống kế toán Mỹ, Nhà nước Mỹ không ban hành hệ thống tài khoản thống nhất vì vậy các doanh nghiệp tùy theo yêu cầu quản lý mà chủ động xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ được thiết lập theo đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về số lượng, tên gọi và số hiệu hoặc có thể đơn giản hóa chỉ bằng chữ.
Đối với công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam, vì có quy mô khá lớn với hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc, doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán riêng cho mình để có thể quản lý dễ dàng hơn cũng như tạo nên sự thống nhất trên các Báo cáo tài chính.
Tài khoản kế toán của công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam có 6 chữ số, với 2 chữ số đầu sẽ thể hiện loại tài khoản và những chữ số sau thể hiện chi tiết từng tài khoản. Tài khoản kế toán của công ty được chia thành 5 loại như sau:
Loại tài khoản Số hiệu đầu của tài khoản
Tài sản 10 đến 19
Nợ phải trả 21 đến 28
Vốn chủ sở hữu 33 đến 34
Doanh thu 40 đến 42
Chi phí 51 đế 90
Vì có khá nhiều những bộ phận sản xuất khác nhau, công ty đã tạo ra hẳn những tài khoản đại diện cho từng bộ phận riêng biệt từ chi phí đến doanh thu để có thể dễ dàng theo dõi quản lý các bộ phận với nhau. Đây là ưu điểm của tính linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán Mỹ. Công ty có thể dễ dàng tạo nên tài khoản kế toán mới để theo dõi chi phí hay doanh thu một phần hành một cách chính xác nhất.
18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN MỸ
2.1. Khái niệm về kế toán Tài sản cố định: 2.1.1. Khái niệm về Tài sản cố định: 2.1.1. Khái niệm về Tài sản cố định:
Theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) trong Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 16 (IAS 16) thì tài sản cố định được định nghĩa như sau: “Tài sản cố định là các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, cho người khác thuê, … được ước tính sử dụng trong thời gian dài hơn một niên độ kế toán và không thuộc diện mua về để bán lại.”
Tài sản cố định thuộc loại tài sản dài hạn có giá trị lớn do doanh nghiệp kiểm soát và được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập, lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong một thời gian dài. Đây là loại tài sản có giá trị sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn lớn hơn một kỳ kế toán (thường là lớn hơn 1 năm). Vì vậy mà tài sản cố định dự kiến sẽ không được tiêu thụ hoặc chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.
TSCĐ chính là yếu tố hình thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và phần nào quyết định năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực gì như sản xuất, thương mại hay dịch vụ đều cần phải đầu tư, sử dụng và quản lý một số lượng TSCĐ nhất định.
2.1.2. Các đặc điểm của Tài sản cố định:
Chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản vì vậy việc sử dụng hiệu quả TSCĐ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
19 Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, Tài sản cố định bị hao mòn
dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao.
Đối với Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn dù có bị hao mòn về giá trị sử dụng. Đối với Tài sản cố định hữu hình có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận khác nhau với các mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra việc Tài sản cố định hữu hình bị hư hỏng từng bộ phận.
2.1.3. Các tiêu chuẩn để nhận dạng tài sản cố định:
Dựa theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP) chương 25 ASC 360 về “Tài sản, nhà cửa và thiết bị” và Sổ tay tài chính của tập đoàn Avery Dennison, các tài sản được xem là Tài sản cố định phải đạt những tiêu chuẩn được đưa ra như sau: Có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm, đem lại lợi ích kinh tế trong tương
lai và tài sản này không có ý định bán lại.
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Đối với các tài sản được mua riêng lẻ từng đơn vị một, tài sản phải có giá trị trên 5.000 USD (không bao gồm các loại thuế). Đối với các tài sản được mua theo nhóm (trong nhóm tất cả các tài sản phải giống nhau, ví dụ như mua một lần 20 cái máy in), nhóm tài sản phải có giá trị trên 10.000 USD. Riêng đối với máy tính (bao gồm cả máy tính bàn và máy tính xách tay) luôn được xác định là tài sản cố định hữu hình.
2.1.4. Lợi ích của Tài sản cố định:
Thông tin về tài sản của một tập đoàn giúp tạo ra các báo cáo tài chính, định giá doanh nghiệp và phân tích tài chính kỹ lưỡng và chính xác. Các nhà đầu tư và chủ nợ sử dụng các báo cáo này để xác định sức khỏe tài chính của công ty và để quyết định nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay cho doanh nghiệp vay. Do công ty có thể sử dụng một loạt các phương pháp được chấp nhận để ghi nhận, khấu hao
20 và xử lý tài sản của mình, các nhà phân tích cần nghiên cứu các ghi chú trên báo cáo
tài chính của công ty để tìm hiểu cách xác định các con số.
Tài sản cố định đặc biệt quan trọng đối với các ngành thâm dụng vốn, như sản xuất, đòi hỏi phải đầu tư lớn vào nhà xưởng, máy móc và thiết bị. Khi một doanh nghiệp báo cáo dòng tiền ròng âm liên tục để mua tài sản cố định, đây có thể là một chỉ báo mạnh mẽ cho thấy công ty đang ở chế độ tăng trưởng hoặc đầu tư.
2.2. Phân loại Tài sản cố định:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, Tài sản cố định có thể được chia thành nhiều cách khác nhau như: theo hình thái thể hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng Tài sản cố định. Trong đó, theo hình thái biểu hiện là tiêu thức được sử dụng nhiều nhất. Khi đó, Tài sản cố định sẽ được chia thành: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình.
2.2.1. Tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là loại Tài sản có thời gian sử dụng hữu ích dài hạn mang hình thái vật chất bao gồm:
Đất đai (Land)
Cải tạo đất (Land Improvements) Nhà cửa (Buildings)
Máy móc, thiết bị (Machinery and Equipment) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn (Vehicles) Vật kiến trúc (Furniture and fixtures)
Thiết bị văn phòng (Office equipment) Các loại tài sản cố định khác (Others)
Trong Bảng cân đối kế toán bằng tiếng Anh, Tài sản cố định hữu hình thường được ghi là: “Nhà xưởng, máy móc và thiết bị” (Property, plant and equipment) hay PP&E.
21 Tài sản cố định vô hình ngược lại với hữu hình, chúng không được thể hiện
qua hình thức vật chất và bao gồm các loại như: Quyền sử dụng đất (Land use right) Bản quyền tác giả (Copyright) Bằng sáng chế (Licenses)
Nhãn hiệu hàng hóa (Brands/Trademarks) Phần mềm máy vi tính (Computer Software)
Trong Bảng cân đối kế toán bằng tiếng anh, Tài sản cố định vô hình được ghi là “Intangible assets”.
2.3. Tài khoản kế toán:
Đối với hệ thống kế toán Mỹ, Nhà nước Mỹ không ban hành hệ thống tài khoản thống nhất vì vậy các doanh nghiệp tùy theo yêu cầu quản lý mà chủ động xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ được thiết lập theo đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về số lượng, tên gọi và số hiệu hoặc có thể đơn giản hóa chỉ bằng chữ.
2.4. Nguyên giá Tài sản cố định:
Nguyên tắc cơ bản của IAS 16 là các hạng mục tài sản, nhà máy và thiết bị đủ điều kiện được công nhận ban đầu nên được đo lường theo giá gốc.
TSCĐ được theo dõi qua 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn và Giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ sẵn sàng vào sử dụng, bao gồm:
Giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm Thuế nhập khẩu
Chi phí vận chuyển và xử lý.
Chi phí trực tiếp để đưa tài sản vào tình trạng làm việc. Chi phí giao hàng và xử lý ban đầu.
22 Chi phí lắp đặt và lắp ráp.
Chi phí phát sinh trong việc kiểm tra xem tài sản có hoạt động tốt hay không.
Phí chuyên nghiệp phải trả cho kiến trúc sư hoặc kỹ sư để cài đặt.
Ví dụ như nguyên giá đất đai có thể bao gồm giá mua ban đầu, phí hoa hồng,