Khái niệm về kế toán Tài sản cố định

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH avery dennison ris việt nam đánh giá và nhận xét (Trang 31)

6. Bố cục bài Khoá luận tốt nghiệp

2.1. Khái niệm về kế toán Tài sản cố định

2.1.1. Khái niệm về Tài sản cố định:

Theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) trong Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 16 (IAS 16) thì tài sản cố định được định nghĩa như sau: “Tài sản cố định là các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, cho người khác thuê, … được ước tính sử dụng trong thời gian dài hơn một niên độ kế toán và không thuộc diện mua về để bán lại.”

Tài sản cố định thuộc loại tài sản dài hạn có giá trị lớn do doanh nghiệp kiểm soát và được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thu nhập, lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong một thời gian dài. Đây là loại tài sản có giá trị sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn lớn hơn một kỳ kế toán (thường là lớn hơn 1 năm). Vì vậy mà tài sản cố định dự kiến sẽ không được tiêu thụ hoặc chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

TSCĐ chính là yếu tố hình thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và phần nào quyết định năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực gì như sản xuất, thương mại hay dịch vụ đều cần phải đầu tư, sử dụng và quản lý một số lượng TSCĐ nhất định.

2.1.2. Các đặc điểm của Tài sản cố định:

 Chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản vì vậy việc sử dụng hiệu quả TSCĐ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

19  Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, Tài sản cố định bị hao mòn

dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới hình thức khấu hao.

 Đối với Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn dù có bị hao mòn về giá trị sử dụng. Đối với Tài sản cố định hữu hình có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận khác nhau với các mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra việc Tài sản cố định hữu hình bị hư hỏng từng bộ phận.

2.1.3. Các tiêu chuẩn để nhận dạng tài sản cố định:

Dựa theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP) chương 25 ASC 360 về “Tài sản, nhà cửa và thiết bị” và Sổ tay tài chính của tập đoàn Avery Dennison, các tài sản được xem là Tài sản cố định phải đạt những tiêu chuẩn được đưa ra như sau:  Có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm, đem lại lợi ích kinh tế trong tương

lai và tài sản này không có ý định bán lại.

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

 Đối với các tài sản được mua riêng lẻ từng đơn vị một, tài sản phải có giá trị trên 5.000 USD (không bao gồm các loại thuế). Đối với các tài sản được mua theo nhóm (trong nhóm tất cả các tài sản phải giống nhau, ví dụ như mua một lần 20 cái máy in), nhóm tài sản phải có giá trị trên 10.000 USD. Riêng đối với máy tính (bao gồm cả máy tính bàn và máy tính xách tay) luôn được xác định là tài sản cố định hữu hình.

2.1.4. Lợi ích của Tài sản cố định:

Thông tin về tài sản của một tập đoàn giúp tạo ra các báo cáo tài chính, định giá doanh nghiệp và phân tích tài chính kỹ lưỡng và chính xác. Các nhà đầu tư và chủ nợ sử dụng các báo cáo này để xác định sức khỏe tài chính của công ty và để quyết định nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay cho doanh nghiệp vay. Do công ty có thể sử dụng một loạt các phương pháp được chấp nhận để ghi nhận, khấu hao

20 và xử lý tài sản của mình, các nhà phân tích cần nghiên cứu các ghi chú trên báo cáo

tài chính của công ty để tìm hiểu cách xác định các con số.

Tài sản cố định đặc biệt quan trọng đối với các ngành thâm dụng vốn, như sản xuất, đòi hỏi phải đầu tư lớn vào nhà xưởng, máy móc và thiết bị. Khi một doanh nghiệp báo cáo dòng tiền ròng âm liên tục để mua tài sản cố định, đây có thể là một chỉ báo mạnh mẽ cho thấy công ty đang ở chế độ tăng trưởng hoặc đầu tư.

2.2. Phân loại Tài sản cố định:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, Tài sản cố định có thể được chia thành nhiều cách khác nhau như: theo hình thái thể hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng Tài sản cố định. Trong đó, theo hình thái biểu hiện là tiêu thức được sử dụng nhiều nhất. Khi đó, Tài sản cố định sẽ được chia thành: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình.

2.2.1. Tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình là loại Tài sản có thời gian sử dụng hữu ích dài hạn mang hình thái vật chất bao gồm:

 Đất đai (Land)

 Cải tạo đất (Land Improvements)  Nhà cửa (Buildings)

 Máy móc, thiết bị (Machinery and Equipment)  Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn (Vehicles)  Vật kiến trúc (Furniture and fixtures)

 Thiết bị văn phòng (Office equipment)  Các loại tài sản cố định khác (Others)

Trong Bảng cân đối kế toán bằng tiếng Anh, Tài sản cố định hữu hình thường được ghi là: “Nhà xưởng, máy móc và thiết bị” (Property, plant and equipment) hay PP&E.

21 Tài sản cố định vô hình ngược lại với hữu hình, chúng không được thể hiện

qua hình thức vật chất và bao gồm các loại như:  Quyền sử dụng đất (Land use right)  Bản quyền tác giả (Copyright)  Bằng sáng chế (Licenses)

 Nhãn hiệu hàng hóa (Brands/Trademarks)  Phần mềm máy vi tính (Computer Software)

Trong Bảng cân đối kế toán bằng tiếng anh, Tài sản cố định vô hình được ghi là “Intangible assets”.

2.3. Tài khoản kế toán:

Đối với hệ thống kế toán Mỹ, Nhà nước Mỹ không ban hành hệ thống tài khoản thống nhất vì vậy các doanh nghiệp tùy theo yêu cầu quản lý mà chủ động xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ được thiết lập theo đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về số lượng, tên gọi và số hiệu hoặc có thể đơn giản hóa chỉ bằng chữ.

2.4. Nguyên giá Tài sản cố định:

Nguyên tắc cơ bản của IAS 16 là các hạng mục tài sản, nhà máy và thiết bị đủ điều kiện được công nhận ban đầu nên được đo lường theo giá gốc.

TSCĐ được theo dõi qua 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn và Giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ sẵn sàng vào sử dụng, bao gồm:

 Giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm  Thuế nhập khẩu

 Chi phí vận chuyển và xử lý.

 Chi phí trực tiếp để đưa tài sản vào tình trạng làm việc.  Chi phí giao hàng và xử lý ban đầu.

22  Chi phí lắp đặt và lắp ráp.

 Chi phí phát sinh trong việc kiểm tra xem tài sản có hoạt động tốt hay không.

 Phí chuyên nghiệp phải trả cho kiến trúc sư hoặc kỹ sư để cài đặt.

Ví dụ như nguyên giá đất đai có thể bao gồm giá mua ban đầu, phí hoa hồng, phí trước bạ, phí phá dỡ và dỡ bỏ các toà nhà và phí thu dọn và cải tạo đất. Hoặc như nguyên giá của nhà cửa, thiết bị tự xây dựng là giá trị công trình được xây dựng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình xây dựng.

Đối với các trường hợp như sau nguyên giá TSCĐ sẽ được xác định là:

1. TSCĐ mua ngoài: Nguyên giá = Giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt + Thuế Nhập khẩu – Chiết khấu thương mại

2. TSCĐ được biếu tặng: Nguyên giá được xác định bằng giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc được đánh giá từ hội đồng của đơn vị chấp nhận.

3. TSCĐ xây dựng cơ bản: Nguyên giá là tập hợp chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu quá trình xây dựng cho đến lúc xây dựng hoàn thành bàn giao.

4. Doanh nghiệp tự sản xuất: Nguyên giá bao gồm giá thành của tài sản cộng chi phí phát sinh để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

5. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư TSCĐ bằng tiền vay thì lãi tiền vay phải trả được xác định trước khi TSCĐ đưa vào sử dụng và được ghi tăng vào nguyên giá. Nhưng nếu lãi vay phát sinh sau khi TSCĐ đã được đưa vào sử dụng sẽ không được tính vào nguyên giá mà ghi nhận là chi phí lãi vay.

2.5. Hạch toán Tài sản cố định theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP): 2.5.1. Hạch toán tăng Tài sản cố định: 2.5.1. Hạch toán tăng Tài sản cố định:

a) Tăng TSCĐ do mua sắm mới:

Nợ TK Tài sản cố định

Có TK Phải trả người bán

Khi thanh toán: Nợ TK Phải trả người bán Có TK Tiền

23

b) Tăng TSCĐ do được biếu tặng:

Nợ TK Tài sản cố định

Có TK Doanh thu do được biếu tặng (Contribution revenue)

c) Tăng TSCĐ do tự xây dựng:

 Phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Nợ TK Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK liên quan (Tiền, Nguyên vật liệu, Các khoản phải trả, …)

 Khi công trình xây dựng hoàn thành, căn cứ vào giá quyết toán ghi nhận tăng nguyên giá:

Nợ TK Tài sản cố định hữu hình

Có TK Xây dựng cơ bản dở dang

d) Tăng TSCĐ do chủ sở hữu góp vốn:

Nợ TK Tài sản cố định Có TK Vốn góp

2.5.2. Hạch toán giảm Tài sản cố định: a) Giảm TSCĐ do thanh lý:

 Trường hợp 1: Nếu thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết Nợ TK Khấu hao luỹ kế TCSĐ

Có TK TCSĐ: Nguyên giá

 Trường hợp 2: Nếu thanh lý TCSĐ chưa hết khấu hao Nợ TK Khấu hao lũy kế TCSĐ

Nợ TK Lỗ do thanh lý TCSĐ: Giá trị còn lại + Chi phí thanh lý Có TK TSCĐ: Nguyên giá

Có TK Tiền: Chi phí thanh lý

b) Giảm TSCĐ do nhượng bán:

24 Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ

Nợ TK Tiền

Có TK Tài sản cố định

 Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ hơn giá trị nhượng bán Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ

Nợ TK Tiền

Có TK Lãi do nhượng bán Có TK Tài sản cố định

 Nếu giá trị còn lại của tài sản cố định lớn hơn giá trị nhượng bán Nợ TK Tiền

Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do nhượng bán

Có TK Tài sản cố định

c) Giảm TSCĐ do trao đổi:

 Nếu trao đổi TSCĐ cùng loại: TSCĐ cũ trao đổi lấy TSCĐ mới, cùng loại cùng chức năng nhưng không cùng giá trị

 Giá trị TSCĐ nhận về < giá trị TSCĐ đem đi Nợ TK Tài sản cố định (Mới)

Nợ TK Khấu hao luỹ kế tài sản cố định Nợ TK Lỗ do trao đổi

Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền

 Giá trị TSCĐ nhận về > giá trị TSCĐ đem đi, giá trị lãi chênh lệch không được ghi vào khoản lãi mà sẽ được trừ vào nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK Tài sản cố định (Mới) = NG TSCĐ Mới – Chênh lệch

Nợ TK Khấu hao luỹ kế

Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền

25  Nếu trao đổi TSCĐ khác loại:

 Bên trao đổi đánh giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK Tài sản cố định (Mới)

Nợ TK Khấu hao lũy kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do trao đổi TSCĐ

Có TK Tài sản cố định (Cũ) Có TK Tiền

d) Giảm TSCĐ do đem đi biếu tặng:

Nợ TK Chi phí do biếu tặng Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do biếu tặng

Có TK TSCĐ

Có TK Lãi do biếu tặng

e) Nếu TCSĐ do mất mát, thiên tai, lũ lụt:

Nợ TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ Nợ TK Lỗ do thải hồi TSCĐ

Có TK TSCĐ

2.5.3. Khấu hao Tài sản cố định:

Theo chuẩn mực kế toán Mỹ U.S GAAP chi phí khấu hao được sử dụng trong kế toán để phân bổ chi phí của một tài sản hữu hình trong suốt vòng đời hữu ích của nó. Nói cách khác, đó là việc giảm giá trị của một tài sản theo thời gian do quá trình sử dụng tham gia vào sản xuất kinh doanh, hao mòn hoặc do tiến bộ của kỹ thuật khiến tài sản lỗi thời. Thực chất khấu hao là việc tính toán hao mòn của TSCĐ và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để thu hồi lại số vốn đã đầu tư từ kết quả hoạt động của đơn vị.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý tốt cũng như tính toán hợp lý, chính xác khấu hao TSCĐ sẽ giúp

26 doanh nghiệp có kế hoạch thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ đúng thời điểm và đánh giá

chính xác giá trị thực tế của đơn vị. Tính toán chính xác chi phí khấu hao TSCĐ cũng sẽ làm cho thông tin về lãi lỗ của doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy hơn. Nhà quản lý từ đó có được những quyết định phù hợp trong tương lai.

Khấu hao làm giảm nguyên giá của TSCĐ. Doanh nghiệp có thể xem xét thông tin này và biết khi nào sẽ thay thế một TSCĐ mới. Ví dụ, một công ty có thiết bị sản xuất thường sẽ thay thế các mặt hàng này tại một số thời điểm trong quá trình hoạt động. Khi khấu hao lũy kế gần với nguyên giá của tài sản, doanh nghiệp sẽ sớm mua thiết bị sản xuất mới để thay thế để không làm gián đoạn sản xuất.

Theo Chuẩn mực kế toán Mỹ (U.S GAAP) cho phép doanh nghiệp khấu hao TSCĐ theo 4 cách như sau:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight Line Depreciation Method):

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Trong khấu hao theo đường thẳng, TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần đều vào chi phí của từng kỳ với số tiền chi phí là như nhau hàng năm trong suốt vòng đời hữu ích của TSCĐ. Công thức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ như sau:

Mức khấu hao hàng năm = (Nguyên giá TSCĐ − Giá trị thu hồi ước tính) Thời gian ước tính sử dụng

Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm 12

Trong công thức trên, giá trị thu hồi ước tính (Salvage value) được xác định bằng Thu thanh lý ước tính - Chi thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng hữu ích.

Giá trị thu hồi ước tính là giá trị bán lại ước tính của một tài sản khi hết thời gian sử dụng. Nó được trừ vào chi phí của một TSCĐ để xác định chi phí tài sản sẽ được khấu hao. Do đó, giá trị thu hồi ước tính được sử dụng như một thành phần của tính toán khấu hao.

27 Ví dụ: Công ty ABC mua một tài sản với giá 100.000 đô la và ước tính giá trị

thu hồi của tài sản đó sẽ là 10.000 đô la trong 5 năm, khi công ty dự định xử lý tài sản. Điều này có nghĩa là ABC sẽ khấu hao 90.000 đô la chi phí tài sản trong vòng 5 năm, để lại 10.000 đô la chi phí còn lại vào cuối thời gian đó. ABC dự kiến sau đó bán tài sản với giá 10.000 đô la, điều này sẽ loại bỏ tài sản này khỏi hồ sơ kế toán của ABC.

Sẽ có những trường hợp khó để xác định được giá trị thu hồi, hoặc nếu giá trị thu hồi ước tính khá thấp thì không cần thiết phải đưa giá trị thu hồi ước tính vào

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH avery dennison ris việt nam đánh giá và nhận xét (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)