Quan niệm về trời: đề cao Trời (thiên mệnh) Mọi việc trên thế gian đều

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nghề Công tác xã hội) (Trang 40 - 42)

do trời quyết định, cho nên mỗi khi trái ý, Trời trừng phạt bằng cách giáng thiên tai, dịch bệnh…Đề cao trời rồi đồng nhất quyền vua (vương quyền) với quyền Trời (thần quyền). Vua cai trị theo mệnh Trời.

- Quá trình thâm nhập của Nho giáo vào Việt Nam +. Thời Đông Hán

Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ nhiếp ra sức truyền bá từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa của kẻ đi xâm lược áp đặt cho nên, suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.

+ Thời Lý- Trần

- Năm 1070, với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử, mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức.

- Đời Trần vương triều đã chính quy hóa, tạo ra quy cũ cho việc học hành thi cử, lập Quốc học viện để cho con em quý tộc quan lại, nho sĩ vào học. Thể lệ thi, học vị được quy định. Chu Văn An đào tạo được khá đông học trò. Các nhà Nho những lớp đầu tiên này ra sức bài xích Phật giáo để khẳng định chỗ đứng chỗ đứng của mình. Tuy nhiên cho đến gần cuối đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.

c. Thế kỷ XV

Trong cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh, các nhà Nho Việt Nam tập hợp dưới cờ Lê Lợi đã có những đóng góp to lớn. Sự lớn mạnh của Nho giáo Việt Nam cùng với nhu cầu cải cách quản lí đất nước đã dẫn đến việc nhà Lê đưa Nho giáo thành quốc giáo- giai đoạn Nho giáo độc tôn.

d. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX

Từ cuối thế kỉ XVI, cho đến hết thế kỉ XVIII, đời sống tư tưởng ở Việt Nam trở nên phức tạp. Thế kỉ XVIII đánh dấu sự tan vỡ của Nho giáo. Sự suy sụp của Nho Giáo kéo dài cho tới đầu thế kỉ XIX. Bắt đầu từ Gia Long tới Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư

tưởng văn hóa. Dù cố gắng làm mọi cách nhưng các thế lực vương triều vẫn không làm cho Nho giáo có được vị thế như nó đã từng có ở thế kỉ XV.

e. Từ 1858 đến 1945

- Ban đầu người Pháp duy trì Nho học với chế độ khoa cử đã lỗi thời nhằm lợi dụng Nho giáo để duy trì trật tự xã hội. Việc này kéo dài mãi đến đầu thế kỉ XX. - Những phong trào Văn thân, Cần Vương dưới ánh sáng của tư tưởng Nho giáo không giúp các NHo sĩ tìm được con đường cứu nước. Các Nho sĩ thế hệ sau với tấm lòng yêu nước của mình đã tổ chức cuộc vận động giải phóng dân tộc theo một hệ tư tưởng khác….

- Những nội dung chủ yếu của Nho giáo Việt Nam

a. Nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp nhận Nho giáo ở những yếu tố làthế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc TỔ CHỨC và QUẢN LÍ đất nước. thế mạnh của Nho giáo, thích hợp cho việc TỔ CHỨC và QUẢN LÍ đất nước.

* Học tập cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật của người Trung Hoa.

+ Tổ chức triều đình:

Sau 938 ( chiến thắng Bạch Đằng) học tập cách tổ chức xã hội của Trung Hoa, nhà nước ngày càng được tổ chức chặt chẽ chính quy và hoàn chỉnh hơn:

Đời Lý:

- Đứng đầu là vua

- Trên là nhóm cận thần gồm các chức Tam Thái( Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và Tam Thiếu ( Thiếu sư, Thiếu Phó, Thiếu bảo) lo việc văn, các chức Thái úy và Thiếu úy( chỉ huy cấm binh) lo về việc võ.

- Dưới là hai ban văn võ với đủ các chức vụ cụ thể.

Đời Trần: đặt thêm chức Tam Tư ( Tư đồ, Tư mã, Tư không)

Đời Lê Nghi Dân: Các ban văn , võ theo lối Trung Hoa mà tổ chức thành

lục bộ

đứng đầu các bộ là quan thượng thư

Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên ngành như: Hàn lâm viện, Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Thái y viện, Cơ mật viện,…

+ Về pháp luật:

Tiên Hoàng đã nâng cao hiệu lực của pháp luật lên một bước bằng cách định ra những hình phạt hà khắc như: nấu trong vạc lớn đặc ở sân triều, cho hổ dữ nuôi trong củi ăn thịt,…

- Thời Lý có bộ luật Hình thư gồm 3 quyển do Lý Thái Tông ban hành. - Thời Trần có bộ Quốc Triều hình luật ( Lê Triều hình luật) gồm 6 quyển do Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức ban hàng 1489( luật Hồng Đức).

- Thời Nguyễn có bộ luật Gia Long ban hành năm 1815, sau trở thành Hoàng Triều luật lệ.

Trải qua các cơn binh lửa, trong số các bộ luật trên chỉ có luật Hồng Đức và Gia Long là cón giữ được.

* Vận dụng hệ thống thi cử để tuyển dụng người tài vào bộ máy cai trị

Việc thi cử được tổ chức theo chế độ tam khoa ( Tam Nguyên): + Thi Hương ở cấp cơ sở ( Giải Nguyên)

+ Thi Hội ở kinh đô ( Hội Nguyên) + Thi Đình ( Đình Nguyên)

* Sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ giao dịch chính thức trong lĩnh vực hành chính.

-Việt hóa các yếu tố Nho giáo cho phù hợp với văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nghề Công tác xã hội) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)