di tích, có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồng đã
được phát hiện ở Suối Chồn, Cái Vạn, Dốc Chùa, Bưng Bạc…
- Giai đoạn muộn của văn hóa Đồng Nai được đặc trưng bởi những khu mộ chum kiểu mộ chum văn hóa Sa Huỳnh với những loại hình hiện vật bằng sắt, bằng
đá, đá mã não, thủy tinh bên cạnh những hiện vật gốm, đá điển hình của văn hóa Đồng Nai.
- Đồ gốm và nghề làm gốm đã xuất hiện trong những di tích sớm và tồn tại trong suốt quá trình lịch sử cư dân văn hóa Đồng Nai.
- Văn hóa Đồng Nai còn nổi tiếng bởi bộ sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại hình, nhiều về số lượng. Bên cạnh đó là bộ sưu tập công cụ- đồ dùng chế tác
từ xương sừng hết sức độc đáo chưa từng có ở Đông Nam Á.
- Kinh tế truyền thống là trồng lúa cạn không dùng sức kéo, trồng rau đậu, cây có quả, củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá tôm và nhuyễn thể của sông biển.
- Tín ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ovan hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng ở Dốc Chùa…Ngoài ra còn phải kể tới sưu tập đàn đá hơn 60 thanh.
Ở giai đoạn cuối của nền văn hóa này, khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản xuất và khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh tế- văn hóa nội vùng, tạo thành những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực trung tâm, hình thành cơ cấu xã hội có giai cấp sơ khai và nhà nước khởi
thủy vào những thế kỉ đầu công nguyên.
2.1.2.Văn hoá giao lưu với Trung hoa và khu vực
2.1.2.1.Văn hoá giao lưu với Trung hoa
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn:giai đoạn văn hóa Bắc thuộc, chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung củalớp văn hóa này là sự song song tồn tại của
hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xuhướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóacác ảnh hưởng Trung Hoa
- Văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ( Văn hóa châu thổ Bắc Bộ)
a. Bối cảnh lịch sử văn hóa
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách ghê gớm. Quốc gia Văn Lang sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như mới được xác lập và tồn tại chưa bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà vua nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông- Trung Quốc ngày nay) xâm chiếm nước Âu Lạc, chia Âu Lạc ra thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt, đổi vùng đất Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận, với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Đây là thời kì nghìn năm Bắc thuộc ( Bắc thuộc và chống Bắc thuộc).
Trong diễn trình lịch sử văn hóa bên cạnh xu hướng Hán hóa là xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt. Nhà Hán và các triều đại tiếp theo của phong kiến phương Bắc đã tiến hành đồng hóa
về mặt dân tộc và văn hóa. Song điều đó đã không thể xảy ra, trong thời kì này,
đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt là đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, bảo vệ dân tộc mình, chống lại chính sách đồng hóa, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển, cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.
Có 3 đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hóa- lịch sử giai đoạn này: - Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt- Hán.
- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt- Ấn.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa.
b. Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt- Hán
Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đất đai của người Việt, giai cấp thống trị Hán đã tiến hành chính sách đồng hóa văn hóa Việt trên mọi phương diện.
- Ở lĩnh vực chính trị- xã hội: Bắt dân bản xứ học tập như người Hán, ăn mặc, tổ chức xã hội, làm ruộng giống người Hán. Ngoài ra còn có những cuộc di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống sống lẫn với người Việt để đồng hóa người Việt( Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng Việt Hóa những nhóm cư dân Hán- thường được gọi là dân Mã Lưu( dân do Mã Viện lưu lại).
- Ở lĩnh vực tư tưởng: sự truyền bá các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Lão- Trang…vào Việt Nam.
Sự tiếp xúc và cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt- Hán còn để lại dấu ấn trong những lĩnh vực khác như cách ăn mặc,ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, tiếng nói…
* Nho giáo và văn hóa Việt Nam
- Nguồn gốc và nội dung cơ bản của Nho giáo +. Nguồn gốc của Nho giáo
- Trong sách Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả.
- Nho giáo được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy, ông thường được xem là người sáng lập Nho giáo.
Khổng Tử tên là Khâu, sinh năm 551 trCN tại nước Lỗ. Ông mất năm 479 trCN, thọ 73 tuổi.
- Sách kinh điển của Nho giáo gồm hai bộ là Ngũ kinh và Tứ thư.
+ Ngũ Kinh gồm:
- Kinh Thi là sưu tập thơ ca dân gian
- Kinh Thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ. - Kinh Lễ ghi chép những lễ nghi thời trước.
- Kinh Dịch ghi chép về âm dương, bát quái. - Kinh XuânThu.
+ Tứ Thư gồm:
- Mạnh Tử - Đại Học
- Trung Dung - Luận Ngữ
+ Những nội dung cơ bản của Nho giáo