- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ
2.3.1. Văn hóa đô thị Việt Nam trong quan hệ quốc gia
Văn hoá đô thị có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đô thị, nó bị tác động, chi phối, ảnh hưởng của kinh tế thành thị. Cho nên tuỳ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà các phương thức sinh hoạt văn hoá và sự biểu hiện của nó cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn cơ cấu kinh tế chủ yếu của các đô thị nước ta hiện nay là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp và
trong tương lai có thể sẽ là dịch vụ công nghiệp – nông nghiệp thì sự phát triển của văn hoá cũng theo sự chuyển dịch ấy, đó là: văn hoá dịch vụ, văn hoá công nghiệp và văn hoá nông nghiệp.
-Văn hoá đô thị chủ yếu là sự tập trung số đông dân cư phi nông nghiệp, quan hệ cư trú - ứng xử có kết cấu giản đơn hơn ở nông thôn: gia đình – đường phố - xã hội. Người dân ở thành thị khi bước chân ra khỏi nhà đã hoà mình với xã hội còn ở nông thôn để hoà mình vào xã hội mỗi cá nhân phải trải qua tuần tự các kết cấu ứng xử giao tiếp đặc trưng của nó.
Ngoài quan hệ gia đình, dòng tộc, hàng xóm người dân ở đô thị còn có nhiều mối quan hệ khác như quan hệ đồng nghiệp, đồng hương, đối tác…
Văn hoá ứng xư của người dân đô thị có phần thiên về quan hệ trên cơ sở luật pháp và có thị trường nhiều hơn, mang đậm văn hoá, xã hội công dân hơn.
Đô thị bao giờ cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả một vùng, có khi của cả nước. Nơi đó bao giờ tồn tại quy luật thâu nhận, kết tinh và lan toả văn hoá. Văn hoá mọi miền hội tụ, được “nâng cấp” , trau chuốt cho tinh mỹ hơn. Đến lượt, nó lại lan toả, phát sang, trở thành giá trị chung của cộng đồng dân tộc.
Tuy nhiên, vì là trung tâm giao lưu với các vùng, miền, khu vực và quốc tế, nên cũng không tránh khỏi du nhập những “thứ phẩm” của văn hoá. Sức đề kháng văn hoá cũng phải được quan tâm thường xuyên
Trong quan hệ với quốc gia, đô thị Việt Nam có ba đặc điểm:
1) Trước hết, xét về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra. Các đô thị lớn nhỏ, ra đời vào các giai đoạn khác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân (Huế)... đều hình thành theo con đường như thế. Ngay các đô thị mới như Xuân Mai, Xuân Hòa... cũng không thoát ra ngoài quy luật trên
2) Về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Trong đô thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế (buôn bán); thường thì bộ phận quản lí hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần, một cách tự phát, bộ phận làm kinh tế mới được hình thành. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bộ phận quản lí của đô thị đã hoạt động rồi mà bộ phận làm kinh tế vẫn không phát triển được hoặc phát triển rất yếu ớt như trường hợp các kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh,
phủ Thiên Trường của nhà Trần, Tây Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê, Phượng Hoàng Trung Đô của nhà Tây Sơn...
3) Về mặt quản lí, đô thị Việt Nam đều do nhà nước quản lí. Nhà nước đặt ra đô thị thì dễ hiểu là nhà nước phải quản lí và khai thác nó (thông qua bộ máy quan lại). Ngay cả một số ít đô thị hình thành tự phát do ở vào những địa điểm giao thông buôn bán thuận tiện như Vĩnh Bình (nay là thị xã Lạng Sơn), Vân Đồn (thuộc tỉnh Quảng Ninh, phố Hiến (nay là thị xã Hưng Yên) và Hội An, thì ngay sau khi hình thành, nhà nước cũng lập tức đặt một bộ máy cai trị trùm lên để nắm trọn quyền kiểm soát và khai thác.
Ba đặc điểm trên khiến cho đô thị Việt Nam có diện mạo trái ngược hơn so với đô thị phương Tây. Trước hết, trong khi đô thị của ta do nhà nước khai sinh ra thì hầu hết đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát nếu có một trong 3 điều kiện sau: (a) là nơi tập trung đông dân, (b) có sản xuất công nghiệp, (c) là nơi tập trung buôn bán (ba nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nhau) Cũng có trường hợp đô thị phương Tây do nhà nước khai sinh ra (như Peterburg), nhưng đã có tính đến yếu tố giao thông và kinh tế, vì vậy, đã phát triển rất tốt sau khi hình thành. Về chức năng, trong khi đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu. Khi nhà nước có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ thường chọn một trong những đô thị có sẵn. Về mặt quản lí, trong khi đô thị của ta do nhà nước quản lí thì đô thị phương Tây là tổ chức tự tri. Đó là một truyền thống rất lâu đời ờ phương Tây: Từ thời Hi Lạp cố đại đã tồn tại các thị quốc (đô thị - quốc gia với những hoạt động chính trị hoàn toàn độc lập (vì vậy mà “thị quốc” tiếng Hi Lạp gọi là polis). Sau này, đô thị châu Âu thời Trung cố và tư sản là do giới công thương làm chủ: nó hoạt động độc lập, nằm ngoài quyền lực của các lãnh chúa phong kiến và có hiến chương riêng; các thị dân tự bầu ra Hội đồng thành phố và thị trường cho mình.
Như vậy, trong khi ở phương Tây, làng xã là “cái bao tải khoai tây” rời rạc, còn đô thị là một tổ chức tự trị vững mạnh thì, ngược lại, ở Việt Nam làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị vững mạnh, còn đô thị lại yếu ớt, lệ thuộc. Đó là một bức tranh mang tính quy luật tất yếu do sự khác biệt của hai loại hình văn hóa quy định: ở nền văn hóa Việt Nam nông nghiệp trọng tĩnh, làng xã là trung tâm, là sức mạnh, là tất cả, cho nên làng xã có quyền tự trị. Còn ở các nền văn hóa châu Âu
sớm phát triển thương mại và công nghiệp, thì hiển nhiên là đô thị tự trị và có uy quyền.