Vấn đề chính âm của tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 52 - 65)

Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng như các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều dài lịch sử, ngữ âm tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc đến Nam. Hiện nay, tiếng Việt có ba

vùng phương ngữ: Bắc, Trung, Nam. Trong từng vùng phương ngữ đó lại có nhiều thổ ngữ khác nhau. Trong phương ngữ Bắc, có thổ ngữ Hà Nội, thổ ngữ Hải

Phòng,…Trong phương ngữ Trung có thổ ngữ Vinh, thổ ngữ Huế,…Trong phương

ngữ Nam có thổ ngữ Quảng Nam, thổ ngữBình Định,…

Dù còn phức tạp như vậy, nhưng so với nhiều ngôn ngữ trên thế giới như

tiếng Trung hay tiếng Nga, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ thống nhất của toàn

dân. Vì trong các phương ngữ, thổ ngữ ta vẫn thấy có những nét cơ bản chung, nhờ

thế mà ở ba vùng phương ngữ khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách dễ

dàng bằng khẩu ngữ.

Trong xu hướng quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, tiếng Việt không chỉ giới hạn trong phạm vi của một biên giới mà thực sự là một ngôn ngữ được sử

dụng rộng rãi trong quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Do đó, vấn đề chính âm tiếng Việt lại càng trở nên bức thiết.

5.2.Chữ viết 5.2.1.Khái niệm

Chữ viết là một hệ thống kí hiệu thị giác dùng để ghi lại âm thanh của ngôn ngữ.

51

5.2.2. Tác dụng của chữ viết

- Đối với loài người: Chữ viết đã trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người.

- Đối với từng dân tộc: Chữ viết là cái mốc có thể ghi nhận cả sự truởng thành của ý thức quốc gia, của tinh thần tự cuờng dân tộc. Ngày nay, dân tộc nào cũng coi

nạn mù chữ là một hiện tượng lạc hậu, cần thanh toán đểnâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Đối với ngôn ngữ: Chữ viết có nhiều tác dụng quan trọng: nó bù đắp những thiếu sót của ngôn ngữ về mặt không gian và thời gian, mở rộng phạm vi hoạt động của ngôn ngữ; nó ghi lại ngữ âm, từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ; làm giàu thêm, cho từ vựng, khiến cho ngữ pháp đuợc chặt chẽ, khúc chiết hơn. Nó xúc tiến sự

hình thành của ngôn ngữvăn hóa và góp phần thống nhất ngon ngữ dân tộc.

5.2.3. Các loại hình chữ viết

5.2.3.1. Chữ viết tượng hình

Chữ viết tượng hình là thứ chữ viết tối cổ của loai người, thoạt đầu là những hình vẽ mô phỏng các sự vật, rồi dần dần các đuờng nét của hình vẽđuợc đơn giản hoá.

Thứ chữ tuợng hình xưa nhất có lẽ là chữ Sumer ở vùng Luỡng Hà, cách đây 6.000 năm. Những thứ chữ muộn hơn, cách đây chùng 4- 5.000năm, là chữ Ai Cập cổ, chữ Hán, chữ Tiền Ấn Độ, chữ Hittite (ở vùng Tiểu Á, Syria), chữ Crète (ở Địa Trung Hải), ở vùng Trung Mĩ có những chữ tuợng hình của nguời da đỏ : Maya,

Aztèque, nhưng thời điềm xuất hiện chậm hơn nhiều, chỉ cách đây 2-3.000 năm.

5.2.3.2. Chữ viết ghi âm

-.Chữ viết ghi âm tiết: là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi nguyên vẹn các âm tiết. Thứ chữ xưa nhất của loại hình này là chữ viết ở đảo Chypre với các tư liệu thuộc thế kỉ V truớc công nguyên, gồm 54 kí hiệu và một vài kí hiệu cho đến nay

chưa giải đọc đuợc.

Hai hệ thống chữ viết ghi âm tiết cổxưa khác là chữ Ethiopia và chữ Brahmi. Trong khi chữ Ethiopia chỉ dùng đến các ngôn ngữ Semitic ở châu Phi thì chữ

52

Tây Tạng, Turkestan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia..,

Một thứ chữ ghi âm tiết thuộc truyền thống khác hẳn là chữ Nhật. Nguời Nhật tiếp thu chữ Hán từ thế kỉ thứ IV, nhung tiếng Nhật không thuộc một loại hình như

tiếng Trung Quốc, nên người Nhật đã sáng chế ra một loại chữ riêng bằng cách lấy các nét và chữ đơn giản của chữ Hán làm kí hiệu ghi âm tiết (với một kí hiệu ghi âm cuối -n). Họ tạo ra hai hệ thống: Katakạna (thế kỉ VIII) và Hiragana (thế kỉ IX), trong khỉ vẫn còn dùng 2.000 chữ Hán đọc theo âm Hán Nhật gọi là Kanzỉ (Hán tụ).

-Chữ viết ghi âm vị: là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi từng đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Thứ chữnày thường dùng nhất hiện nay và được gọi là chữ viết a, b, c vì a, b, c là các chữ cáỉđầu tiên theo trật tựđã quen từ lâu.

Khoảng thế kỉ XIV truớc công nguyên, ở vùng Cận Đông, nguời Phoenicia đã

xây dụng đuợc một hệ thống chữ cái hoàn chỉnh để ghi ngôn ngữ của mình, gồm 22 kí hiệu có lẽ chịu ảnh hưởng từ các chữ cái ghi âm của cổ Ai Cập (vào giai đoạn cuối của mình chữ việt Ai Cập cổđã tiến đến ghi một số phụ âm riêng lẻ).

Khoảng 1.000 nãm truớc Công nguyên, nguời Hi Lạp mượn những chữ cái

Phoenicia và đã đặt thêm một số kí hiệu nữa để ghi ngôn ngữ của mình, do đó mà

có chữ cái Hi Lạp gồm 24 kí hiệu. Chữ Hi Lạp truyền qua Ý, hình thành nên chữ

cái Latin khọảng thế kỉ I truớc Công nguyên. Đi đôi với sự bành truớng của đế quốc La Mã và Thiên Chúa giáo, chữ cái Latin đuợc phổ biến ở các nước Tây Âu và Trung Âu, rồi ra cả thế giới.

5.2.4.Chữ viết của tiếng Việt

5.2.4.1. Chữ Nôm a. Khái niệm

Chữ Nôm đuợc xây dựng từ chữ Hán dựa trên tiếng Hán đời Đuờng mà ta quen gọi là tiếng Hán- Việt. Nói vắn tắt, chữ Nôm tức là chữ Hán ghi tiếng Việt. Nó hình thành vào khoảng thể kỉ X sau khi nuớc nhà thoát khỏi đêm dài đô hộ của phong kiến phuơng Bắc

b. Cách cấu tạo

53 (1) Dùng nguyên dạng chữ Hán: - Đọc theo âm Hán Việt

- Đọc trại âm Hán Việt hoặc theo âm Hán cổ

(2) Ghép hai chữ Hán: - Cả hai chữđều ghi ý - Cả hai chữđều ghi âm

(3) Sử dụng bộ: Chữ Nôm dùng chừng 60 bộ. trong số 214 bộ của chữ Hán: - Bộ ghép với chữ Nôm

- Bộ ghép với chữ Hán

(4) Dùng dấu nháy: để ghi âm trại từ âm Hán Việt (5) Bớt nét: truờng hợp này rất hiếm: khề khà

Qua những cách cấu tạo vừa phác họa ở trên, ta cũng thấy đuơc là chữ Nôm rất rắc rối,rườm rà, đó là chưa kể một chữ có thể đọc theo rất nhiều cách tuỳ ngữ

cảnh.

c.Tác dụng của chữ Nôm

Mặc dù có những nhuợc điểm như vậy, chữNôm cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử tiếng Việt và lịch sử nuớc nhà.

Chữ Nôm đã có tác dụng tích cục rất lớn với việc giữ gìn và phát triền tiếng Việt, nó bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc ta chống lại sự xâm lấn của ngôn ngữ nuớc ngoài, nó góp phần quyết định trong việc hình thành ngôn ngữ văn học và xây dụng lâu dài văn chương rực rỡ Việt Nam, nó biểu hiện rõ nét ý chí độc lập tự chủ

của dân tộc về mặt chính trị...

5.2.4.2. Chữ Việt (Chữ Quốc ngữ) . a. Gốc gác chữ Việt

Chữ Việt là hệ thống chữ viết ghi âm vị, xây dựng trên cơ sở chữ cái Latin. Nói vắn tắt, chữ Việt là chữ Latin ghi tiếng Việt.

Chữ Việt đuợc sáng chế khoảng đầu thế kỉ XVII có lẽdo các giáo sĩ nguời Bồ Đào Nha mà nguời đầu tiên có thể là Prancesco de Pina. Trong lời tựa của cuốn từ điển Việt – Bồ - La năm 1651 tại Rôma, A. de Rhodes có viết: "Để làm công việc này, ngoài những điều mà tôi đã học đuợc ở chính nguời bản xứ trong khoảng 12

54

năm trường, hết ởĐàng Trong lại ở Đàng Ngoài, ngay từ buổi đầu tôi đã học tiếng với cha Francesco de Pina, người Bồ, cùng thuộc dòng Tên, là người thứ nhất thông thạo tiếng nuớc này và cũng là nguời thứ nhất bắt đầu giảng bằng tiếng nuớc này mà không dùng thông ngôn.”

Điều đó cho thấy nếu Pina không phải là nguời sáng chế chữ Việt thì ít ra

cũng là người tham gia quan trọng nhất trong việc này.

Tiếc rằng Pina (mất 1625 ở nuớc ta) không để lại một tài liệu nào về chữ Việt trong thời kì phôi thai này mà ta chỉ có thể biết được đôi điều qua các văn bản của

các giáo sĩ nguời Ý như F.Busomi(1624)1 Baldinotti (1629 và Ch.Bori (1631). Từ năm 1631, có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha khác đến nuớc ta: Gaspar dẹ

Amaral (mất nãm1646) và Antonio de Barbosa (mất năm 1647), người thì sọạn từ điển Việt - Bồ, nguời thì soạn từ điển Bồ - Việt. Hai công trình viết tay này, như

lời tự nhận trong bài tựa, đã được A. de Rhodes lấy làm nền tảng cho tác phẩm nổi tiếng của ông: năm 1651, ông đã cho nhà in Rôma đúc chữ Việt lần đầu tiên để in cuốn từđiển Việt – Bồ - La - “tờ giấy khai sinh”của chữ Việt.

Vào cuối thế kỉXVIII, Pigneau de Béhaine soạn một cuốn từ điển Việt - Latin (1772) mà theo L.Cadière thì hình thức chữ Việt ngày nay là do cách tu sửa

trong đó mà thành. Vềsau, đầu thế kỉ XIX, Taberd, một giám mục Pháp khác, sử

dụng thành quả của Bốhaine để soạn cuốn Nam Việt dương hiệp từ vựng là từđiển Việt - Latin (1838) trong đó cách viết chữ Việt giống hệt như bây giờ.

b. Quá trình phổ biến chữ Việt

Trong khoảng hai thế kỉ từ khi xuất hiện cho đến khi hoàn chỉnh, chữ

Việt chỉđuợc sử dụng trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Cuối thế kỉ XIX, sau khi xâm chiếm nuớc ta, Pháp khuyến khích phổ biến chữ Việt với mục đích thực dân. Năm 1865, tờ báo đầu tiên dùng chữ Việt là Gia

Định báo (công báo của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ). Chữ Việt, lúc đó được gọi là chữ Quốc ngữ được đem ra dạy ở các trường học, khoảng năm 1878. Từ năm

1882, thống đốc Nam Kì kí một nghịđịnh bắt buộc dùng chữ Việt trong các công

văn. Trong thời gian này, vì tinh thần yêu nước, các nho sĩ Việt Nam giữ một thái

55

Đầu thế kỉ XX, tình hình đổi nguợc: Trong khi người Pháp hạn chế phạm vi sử dụng của chữ Việt thì các nhà nho ái quốc lại bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của chữ "Quốc ngữ' trong công cuộc chống ngoại xâm, nên đã vận động hô hào truyền bá chữ "Quốc ngữ” (phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục). Báo chí bằng chữ Việt xuất hiện ngày càng nhiều và sau kì thi Huơng cuối cùng năm 1918, chữ

Việt nghiễm nhiên trở thành thứ chữ chính thức và thông dụng của nước ta một địa vị mà chữHán đã chiếm lĩnh từxưa cho đến bây giờ.

Nhờ sử dụng chữ Việt mà từ đầu thế kỉ XX, một nền văn chương học thuật mới được thành lập và phát triển cực kì nhanh chóng: số luợng tác giả và tác phẩm có giá trị viết bằng tiếng Việt và chữ Việt ngày càng tăng mau; tiếng Việt ngày

càng điêu luyện, phong phú và tỏ rõ có đầy đủ năng lực để sử dụng trong bất kì

lĩnh vực nào của văn hoá - xã hội và khoa học - kĩ thuật.

So ... với chữ Nôm, chữ Việt có ưu điểm nổi bật. Đó là thứ chữ ghi âm vị, một loại hình chữ viết tiến bộ nhất; cơ sở của nó dựa trên nhĩmg con chữ Latin hiện nay phổ biển rộng rãi nhất trên thế giới; về hiệu quả ghi âm thì chữ Việt còn theo gần sát ngữ âm tiếng Việt. Nó dễ học, dễ viết, dễ in và có thể giúp ta một điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các ngoại ngữ quan trọng nhất dùng cùng một hệ

chứ Latin. ...

c. Vấn đề cải tiến chữ Việt

Tuy có những ưu điểm như vậy, nhưng hệ thống chữ Việt chưa phải là đã

hoàn thiện. Do những nguyên nhân lịch sử nó có những nhược điểm là:

- Không bảo đảm hoàn toàn sựtuơng ứng một đối một giũa các âm và chữ. Âm /k/ đuợc phản ánh bằng ba con chữ /c, k, q/; con chữ/g/ dùng để ghi cho cả hai âm vị /z,γ/ (g/gh/ gi/d).

- Có những nhóm hai ba con chữ không cần thiết để ghi những âm vị đơn: ph/f/, ngh /ŋ/…

- Mỗi từ không được ghi bằng một khối trọn vẹn mà đuợc ghi rời từng âm tiết: sạch sẽ, tàu lửa, hợp tác xã...

5.3. Chính tả

56

Chính tả là "viết đúng" theo các quy tắc của một hệ thống chữ viết.

Tuy là những kí hiệu để ghi âm, nhưng mỗi hệ thống chữ viết có thể có

nhũng cách phản ánh ngữ âm khác nhau, và cách phản ánh có thể không chính xác, thậm chí mâu thuẫn, như ta đã thấy ở trên. Dầu vậy, khi chính tảđã được xã hội chấp nhận rồi thì nguời sử dụng phải tuân thủ và coi đó là mẫu mực. Nếu viết

khác đi, sẽ bị xem là sai.

5.3.2. Nội dungcủachínhtả

- Xác định và thực hiện cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết. Ví dụ, chữ Việt phân biệt các con chữ tr/ch, s/x, d/gi và qui định phải viết

cho đúng chính tả đối với các từ ngữ như: trân châu, chân trâu; xổ số, xương sống, dân gian, giảng dạy...

- Xác định và thực hiện các quy tắc khác như viết hoa, phiên âm, dùng dấu ngắt câu... Ví dụ, chữĐức quy định viết hoa tất cả các danh từ (danh từriêng cũng như danh từ chung), trong khi các thứ chữ khác (Anh, Pháp, Việt...) thì chỉ bắt buộc viết hoa danh từ riêng

5.3.3. Yêucầu củachính tả

Chính tả là một mặt của một vấn đề rộng lớn hơn là chuẩn hoá ngôn ngữ. So với chính âm (tuân thủ hệ thống âm chuẩn), chính tả có yêu cầu chuẩn mực cao

hơn rất nhiều, có thể nói là rất nghiêm khắc. Ta có thể nói rằng không theo chính âm, nhưng viết thì không thể cho phép mình tuỳ tiện sai chính tảđuợc.

Dĩ nhiên, có một sốtrường hợp ngoại lệ chính tả chấp nhận tình trạng "luỡng khả", nghĩa là xem hai hình thức đều đúng cả. Ví dụ, chữ Anh chấp nhận những trường hợp lưỡng khảnhư: favor/favour "ân huệ", center / centre “trung tâm", wagon /waggon “toa tàu", mask/ masque "mặt nạ"...

5.3.4. Các nguyên tắc xây dựng chính tả

5.3.4.1. Nguyên tắc ngữ âm học

Phát âm thế nào thì phiên âm thế ấy. Đương nhiên đây là nguyên tắc cơ bản của chữ viết ghi âm. Ví dụ, Nga dom “nhà",stol “bàn”; Pháp ma của tôi” familial “thuộc vềgia đình”; Anh pen “bút", help "giúp đỡ”.,.

57

khi chữ viết cứ cố định hay thay đổi chậm chạp và ngữâm đã biến đổi sâu sắc thì nguyên tắc này không đuợc tuân thủ chặt chẽ nữa. Đến nay, chữ Việt hãy còn dựa khá chắc vào nguyên tắc này, còn chữ Anh, chữPháp thì đã làm ngơ với nó rồi.

5.3.4.2. Nguyên tắc hình thái học

Lấy hình vị làm nền tảng, ghi một hình vị bao giờ cũng giống nhau cho dù

cách đọc thay đổi theo bối cảnh của ngữ âm, và ghi các hình vị đồng âm dị nghĩa

theo những cách khác nhau. Ví dụ, trong chữ Anh, hình vị số nhiều {-s} đọc khác nhau (s/z) trong các tcats, dogs...; trong chữ Nga, hình vị.{v} “ở tại“ đọc khác nhau (v/f) trong v universitete, v shkafu. Trong chữ Pháp, hậu tố {e} chỉ nguyên thể

của động từ và hậu tố {e} chỉ ngôi thứ hai số nhiều của động từ thời hiện tại viết khác nhau: chanter /chantez...

Tuy mâu thuẫn với các ngữ âm học, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các ngôn ngữ biến hình: nó giúp nguời ta nhận diện được các hình vị, nắm

được cách cấu tạo từ và các quan hệ ngữ pháp... 5.3.4.3. Nguyên tắc truyền thống

Tiêu biểu cho nguyên tắc này là phát biểu của R.Estienne ởđầu thế kỉ XVI về

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)