Thanh điệu trong các phương ngữ, thổ ngữ

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 36)

Trong phương ngữ Bắc, đặcbiệt là thổ ngữ Hà Nội, sáu thanh điệu được phân

biệt một cách đầy đủ và rõ rệt. Sự miêu tả ngữ âm học trên đây về các thanh điệu tiếng Việt hiện đại là dựa trên cơ sở tiếng Hà Nội.

Trong phương ngữ Trung, nhìn chung đa số các thổ ngữ đều có 5 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng và ngã; thanh hỏi bị nhập vào thanh ngã. Tuy nhiên, có một số thổ ngữ như Hạ Trạch ( huyện Bố Trạch – Quảng Bình) chỉ có 4 thanh: ngang, huyền, sắc và nặng; hai thanh ngã và hỏi đều nhập vào nặng. Đặc biệt thổ ngữ vùng Hương Hóa và Lâm Hóa ( huyện Tuyên Hóa – Quảng Bình) cũng có 4 thanh: ngang, huyền, sắc và nặng, nhưng chỉ có thanh ngã nhập vào thanh nặng, còn thanh hỏi nhập vào thanh sắc.

Tính chất của các thanh trong phương ngữ Trung cũng hơi khác với phương ngữ Bắc và Nam: độ cao của chúng không cách biệt một cách rõ rệt.

35

Trong phương ngữ Nam, chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng và ngã; thanh hỏi bị nhập vào thanh ngã. Nói chung, phương ngữ Nam, đường nét của các thanh điệu có vẻ phức tạp hơn so với phương ngữ Bắc.

………

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập:

1. Luyện nghe và ghi hai thanh hỏi và ngã.

2. Cho các thành ngữ, tục ngữ sau: màn trời chiếu đất, miệng hùm gan sứa, ăn mắm mút giòi, đổ mồ hôi sôi nước mắt, treo đầu dê bán thịt chó, sai

một li đi một dặm, cha nó lú chú nó khôn. Hãy nhận xét về sự phân bố thanh

điệu ở âm tiết cuối mỗi vế trong các thành ngữ, tục ngữ đó.

3. Ở địa phương anh/chị có những đặc điểm gì về thanh điệu? Cho ví dụ để chứng minh.

36

CHƯƠNG 4

HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT 4.1. Âm đầu

4.1.1. Âm đầu đều là phụ âm

Phần lớn âm tiết tiếng Việt đều có âm đầu và tất cả các âm đều là phụ âm đơn. Ví dụ: tiếng, Việt, hiện, đại…

Các âm tiết như anh, em, ăn, uống…được cho là có âm đầu tắc thanh hầu [ ] nhưng không được thể hiện trên chữ viết. Tuy nhiên, âm đầu [ ] có mặt hay vắng mặt thì ý nghĩa của từ hay hình vị không thay đổi. Do đó, để cho tiện lợi, ta sẽ cho rằng trong hệ thống âm đầu tiếng việt không có âm đầu[ ].

4.1.2. Bảng kê âm đầu

Bảng kê sau đây cho biết các đặc điểm ngữ âm học cũng như sự phân loại của hệ thống 21 phụ âm đầu tiếng việt hiện đại

D.C. P.T.C. Môi Đầu lưỡi Quặt lưỡi Mặt lưỡi Lưng lưỡi Thanh hầu T C Ồn Bật hơi t’ KHông bật hơi VT t’ t C k HT B d Vang (Mũi) M n Л ŋ X Á T Ồn VT Ƒ s s X h HT V z z γ Vang ( bên) i

Cần nhận xét thêm là tiếng Việt không có các loại hình âm tắc – xát và âm

rung và trong dãy âm tắc chỉ có một âm tắc vô than đầu lưỡi bật hơi /t’/. Mặt khác,

lưu ý là âm /γ / là âm xát ở tiếng Việt (gà, gỗ…)không phải là âm tắc /g/ như ở các tiếng Anh, Pháp, Nga.

4.1.3. Sự thể hiện trên chữ viết

Mỗi âm vị âm đầu thường được thể hiện bằng một con chữ, nhưng cũng có một số âm vị được ghi bằngcách ghép hai ba con chữ. Mặt khác, có âm vị được ghi

37

bằng một hình thức duy nhất, nhưng cũng vài âm vị được ghi bằng hai hay ba hình thức khác nhau. Cần luôn luôn nhớ rằng, tuy một âm vị nào đó được ghi bằng hai hay ba con chữ hoặc ghi bằng hai hay ba hình thức khác nhau nhưng bao giờ cũng chỉ là một đơn vị và âm đơn (không phải âm kép).

 m Chữ Ví dụ ■ ________ .  m C hữ Ví dụ /b/ B Ba /f/ ph phải /t/ T Ta /v/ v về /t'/ Th Thi /s/ x xa /d/ Đ Đi d da /t/ Tr Tre /z/ gi gia /c/ Ch Cho g gì k ki (ê,e) /ş/ s sa /k/ C Ca / z r ro Q Qua /X kh khá /m/ M mẹ / γ g gà /n/ N Nó gh ghi (ê, e) Л nh Nhà /h h hát / ŋ N Nga /l/ l lá Ngh nghi (ê,e)

Lưu ý: Các con chữ /k, gh, ngh/ đuợc dùng khi con chữ nguyên âm đi sau là

/i, e, ê/ (kể cả iê, ia).

4.1.4. Âm đầu trong phương ngữ, thổ ngữ

Hệ thống âm đầu trên là hệ thống âm đầu của tiếng Việt tiêu chuẩn. Nhưng

không phải địa phuơng nào cũng phân bịêt đầy đủ 21 phụâm đầu như thế.

Trong phương ngữ Bắc (gồm Bắc bộ và Thanh Hoá), các âm quặt luỡi không có mặt và được thay bằng /c, s, z/; tre -> che, sa -> xa; ru -> du. Ở một số thổ

ngữ của phương Bắc, âm /l/ bị lẫn vào âm /n/; lan - nan, làng - nàng... có khi /l/

lẫn thành /n/ và ngược lại /n/ lẫn thành /l/.

Trong phuơng ngữ Trung nói chung (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên), âm /vắng mặt và được thay bằng bán nguyên âm /j/ và

38

Trong phương ngữ Nam (từ Quảng Nam đến Cà Mau), âm vị /v/ không có và

đuợc thay bằng /j/ và vị âm /z/ cũng đuợc thực hiện bằng âm /j/: va, da -> gia,

Nam bộ, trong một vài thổ ngữ, /z/ đuợc thay bằng /y/ rô -> gô; /c/ được thay bằng / s /: chuối -> xúi...

Ở phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, một số địa phuơng có hai hiện tuợng chuyển hoá ngữ âm thuờng gặp là:

a) /t/ -> /t/;

b) /s/ -> /t’ /và nguợc lại /t’/ -> /s/;

Ví dụ: tre -> te, trâu -> tâu, sào -> thào, thưa -> sưa ...

4.2. Âm đệm 4.2.1. Âm vị /w/ 4.2.1. Âm vị /w/

Ở vị trí âm đệm, như đã nói trên, chỉ có một âm vị /w/. Đó là bán nguyên âm môi, cố tác dụng làm trầm hoá âm sắc của âm tỉết: so sánh “ta” và “toa”.

4.2.2. Sự thể hiện trên chữ viết

Âm vị/w/ được thể hiện bằng hai hình thức:

- u: khi /w/ xuất hiện trước các nguyên âm: /i, ê, iê, ơ, â/. Ví dụ: tuy, quế, luyện, huơ, huấn.... và khi /w/ xuất hiện sau con chữ q: qua, qui, que, quản...

- o: khi /w/ xuất hiện truớc các nguyên âm /a, ă, e/.Ví dụ: hoa, hòe, hoặc...

4.2.3. Quan hệgiũa âm đệm và âm đầu

Sự xuất hiện của âm đệm bị hạn chế ở một số trường hợp trong mối quan hệ

với âm đầu:

- /w/ không xuất hiện sau các âm đầu là âm môi / b, f, v, m/. Các từ nào có

âm đầu là âm môi mà có kèm âm đệm thì đó là những từ ngoại lai: buýt

(bus), phuy (fut), voan (voile), muy (µ),

- /w/ cũng không xuất hiện sau /z/. Từ dây cu-roa là mượn ở tiếng Pháp

courroie.

- /w/ chỉ xuất hiện sau /y/ ở một từ là goá (do từ Hán Việt quả).

- /w/ chỉ xuất hiện sau /n/ ở một vàỉ từ Hán Việt: noa, noãn.

4.2.4. Âm đệm trong phương ngữ, thổ ngữ

39

âm đầu là /h, k, ŋ / đều đuợc phát âm với âm đầu /y/: oa, hoa, qua , ngoa -> goa...

Ở một số thổ ngữ của phương Nam, nhưở Quảng Nam, âm đệm vắng mặt trong một số từcó âm đầu là /t, t, c, t’ŋ, m, j, s, s, l / và âm chính là /i, ê, e, iê/: toe toét /te tét, truyền/triền, chuyên/ chiên, thúy/ thí, thuế/thế, thuê/ thê,

nhuyễn/ nhiễn, duyên/diên, xuyến /xiến, suyễn/siễn, loè loẹt/lè lẹt…

4.3. Âm chính

4.3.1. Âm chính đều là nguyên âm

Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, đơn vịđảm nhiệm chức năng âm chính bao giờ cũng là nguyên âm. Không có trường hợp phụ âm giữ vai trò âm chính. Tiếng Việt có cảnguyên âm đơn lẫn nguyên âm đôi.

4.3.1.1.Nguyên âm đơn: gồm 11 đợn vị, phân loại như sau:

a. Vđộ m: Có ba loại: nguyên âm hẹp (i, ư, u); nguyên âm vừa (ê, ơ, â) và

nguyên âm rộng (e, a, ă, o).

b. V dòng: Có ba loại: nguyên âm trước (i, ê, e), nguyên âm giữa (ư, ơ, â, a,

ă) và nguyên âm sau (u, ô, o). Các nguyên âm sau đều là tròn môi, còn các nguyên

âm khác đều là không tròn môi.

c. V độ dài: Có hai cặp âm đối lập nhau (ơ/â; a/ă). Ví dụ: bớt /bất, bát/ bắt, lơi/lây, lan/lăn, tơi/tây, tai/tay... Hai âm /ơ//a/ có độ dài bình thuờng, còn /â/

/ă/ là âm ngắn.

4.3.1.2. Nguyên âm đôi: gồm ba âm vị

- ia/ya,iê/yê;

- ươ/ưa; - ua/uô

Ba âm vị này phân chia đều cho mỗi dòng truớc, giữa, sau. Các nguyên âm

đôi này đều có một đặc trưng chung là bắt đầu từđộ mở hẹp nhất lướt đến độ mở

40

Ta có thể tóm tắt tất cảnhũng điều vừa nêu bằng bảng kê nguyên âm sau đây:

Dòng Độ ở Trước Gia Sau N Đ ƠN Hẹp I ư U Vừa Ê ơ, â Ô Rộng E a, ă O N.Â.ĐÔI i a/ya ưa/ươ ua/uô Không tròn môi Tròn môi 4.3.2. Sự thể hiện trên chữ viết

Trên chữ viết, các nguyên âm được thể hiện bằng một hình thức, nhưng cũng

41 Â m Chữ ví dụ Âm Chữ Ví dụ / i/ I im /u/ u thu Y Lý /o/ ô cô / ε/ Ê về /כֿ/ o nhỏ / ε/ E mẹ ia tia A anh, ách /iə/ ya khuya / uu/ Ư Tư iê liên / ə/ Ơ cờ yê khuyên / ə/ Â Ân /uuə / ưa ươ mưa mượn / a/ A Ta / ă/ Ă a ăn cau, cay /uə/ ua uô mua muốn Cần chú ý mấy điểm:

- Âm vị /i/ phải ghi bằng con chữ /y/ trong bối cảnh có âm đệm /w/: tuy, thuý, luỹ, suy...

42

mau, may, lau, lay...

- Các nguyên âm đôi /iə/, /uuə/, /uə/ được ghi lần lượt bằng /ia, ưa, ua/ khi âm tiết không có âm cuối: chia, chưa, chua...; và đuợc ghi lần lượt bằng /iê, ươ, uô/

khi âm tiết có âm cuối: chiếc, chước, chuốc, chiêng, chương, chuông, việt, vượt, vuốt..., riêng nguyên âm /iə / khi kết hợp với âm đệm thì đuợc ghi bằng /ya/ nếu không có âm cuối, hoặc bằng /yê/ nếu có âm cuối: khuya; khuyên...

4.3.3. Sự phân bố của các nguyên âm

4.3.3.1. Quan hệ với âm đầu

Tất cảcác nguyên âm đơn và đôi đều có khảnăng xuất hiện sau bất cứ phụ âm

đầu nào, trừ hai truờng hợp:

- (uô/ua ) không xuất hiện sau /ph/.

- (iê/yê,ia/ya) không xuất hiện sau /g,gh/ trừ trường hợp "iếc hoá” như gớm

ghiếc. . 4.3.3.2. Quan hệ với âm đệm

Các nguyên âm tròn môi (u,ô,o,ua/uô ) và hai nguyên âm giữa (ư, ưa/ươ)

không xuất hiện sau /w/(u,o).

43

4.3.3.3. Quan hệ với âm cuối

Tất cảcác nguyên âm đơn và đôi, có độ dài bình thường (không ngắn) đều có thể xuất hiện để tạo thành âm tiết hay không có âm cuối. Riêng hai âm ngắn /â,ă / thì chỉ xuất hiện được với điều kiện âm tiết phải có âm cuối: ăn năn, ân nhân, vầng trăng...

4.3.4. Âm chính trong phuơng ngữ, thổ ngữ

So với các thành tố khác của âm tiết, có lẽ âm chính là thành tố có nhiều chuyển hoá đặc biệt nhất trong các phương ngữ, thổ ngữ.

Trong một số thổ ngữ, một sốnguyên âm đơn thay đổi âm sắc ít nhiều, nhất là

ở các âm tiết mở, do có kèm theo một yếu tốnguyên âm khác đi truớc hay đi sau.

Trong tiếng Hà Nội /ε/ -> /ε/, /כֿ/ -> /כֿ/ ; trong tiếng Quảng Nam /i/ -> /ei/, trong tiếng Huế, từ“ừ”đuợc phát âm là /ư/.

Âm đệm + âm chính

Chữ viết Ví dụ

/wi/ Uy tuy, huýt

/we/ Uê Huế, quên

/wε/ Ue que, quen

Oe lòe loẹt

/wiə/ uya Khuya

Uyê Khuyên /wə/ Uơ quơ, thuở.

/wə/ Uâ huấn, quân

/wa/ Ua qua, quan

Oa hoa, loan Uă quăn, quặt

/wă/ Oă hoặc, thoắt

Ua Quay

44

Trong thổ ngữ, còn có hiện tuợng không phân biệt một vài âm trong một số

bối cảnh, ở Quảng Bình, các âm /ô/ và /o/ không phân biệt nhau khi kết hợp với các âm cuối /ŋ, k/: trông/trong, khốc/khóc. Ở Quảng Nam, các âm /e/và /ε/ không

phân biệt nhau khi đi với các âm cuối /m, p/: êm/em, thếp/thép...

Trong thổ ngữ còn có thể có hay không có các âm vị như trong hệ thống ngữ

âm tiêu chuẩn; chẳng hạn ở Quảng Nam, có âm vị /a/ như trong lòng ta, mà không

có âm vị /ə / (âm vị này đuợc thay bằng âm vị/).

Có khi, trong hàng loạt từ các nguyên âm chuẩn đuợc luân phiên bằng nguyên âm khác và có thể đưa tới một “phản ứng dây chuyền-. Ví dụ, ở Quảng Nam, /ə/ -> /ă / -> /ε/: ân nhân/ăn nhăn (phát âm là ăngnhăng; ), ăn năn/en nen

(phát âm là eng neng); /ă/ -> /a/ -> /o/: lăm/lam; lam/lôm...

4.4. Âm cuối

4.4.1. Các âm vị âm cuối

Tiếng Việt có một hệ thống 8 âm cuối, phân biệt nhau theo các tiêu chí sau

đây:

4.4.1.1. Phương thức cấu âm - Âm tắc: /p,t,k/ (p, t, c/q/k) - Âm mũi: /m, n, ŋ/ (m, n, ng)

- Bán nguyên âm: /w, j / (u/o,i/y) 4.4.1.2. Điểm cấu âm

- Âm môi:/p, m,w/ (p, m, u/o)

- Âm lợi: / t, n/ (t, n) -Âm ngạc /j/ (i/y)

-Âm mạc /k , ŋ/ (c,q,k / ng,ngh)

Tất cả các âm cuối tiếng Việt đều có một đặc điểm chung là không buông (nghĩa là bộ phận cấu âm tiến đến vị trí cấu âm, rồi cứ giữ nguyên vị thế đó, chứ

không trở về vị trí cũ). Chính đặc điểm này góp phần củng cốtính đơn lập của âm tiết tiếng Việt.

4.4.2. Sự phân bố của âm cuối

45

Nói chung các phụ âm tắc và mũi đuợc phân bố đều đặn sau các âm chính nguyên âm trừ một ít truờng hợp sau đây:

- Các âm môi /p, m/ không xuất hiện sau /uu/(ư);

- Các âm mạc / k, ŋ/ không xuất hiện sau /ə /.

4.4.2.2. Sự phân bố của bán nguyên âm cuối

- Cả hai bán nguyên âm /j,w/ có thể xuất hiện sau các nguyên âm dòng giữa trừtrường hợp /w/ không xuất hiện sau /ə /;

- Bán nguyên âm /j/chỉ xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau mà không xuất hiện sau các nguyên âm dòng truớc;

- Bán nguyên âm /w/, ngược lại, chỉ xuất hiện sau các nguyên âm dòng truớc mà không xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)