Sự phân bố của âm cuối

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 46)

45

Nói chung các phụ âm tắc và mũi đuợc phân bố đều đặn sau các âm chính nguyên âm trừ một ít truờng hợp sau đây:

- Các âm môi /p, m/ không xuất hiện sau /uu/(ư);

- Các âm mạc / k, ŋ/ không xuất hiện sau /ə /.

4.4.2.2. Sự phân bố của bán nguyên âm cuối

- Cả hai bán nguyên âm /j,w/ có thể xuất hiện sau các nguyên âm dòng giữa trừtrường hợp /w/ không xuất hiện sau /ə /;

- Bán nguyên âm /j/chỉ xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau mà không xuất hiện sau các nguyên âm dòng truớc;

- Bán nguyên âm /w/, ngược lại, chỉ xuất hiện sau các nguyên âm dòng truớc mà không xuất hiện sau các nguyên âm dòng sau.

46 B.N. Cuối Âm chính J -w Ví dụ iw chịu Truớc ə iə w chiều ew Kêu ε εw Keo u Uuj uuw Ngửi Hưu uuəw cười hươu Giữa ə uuəj thời ə ə əj ə w thấy thấu əj aw Mai Mao

ă Ăj ăw May Mau

u Uj Mùi Sau ə uəj muỗi Oj đồi jכֿ Đòi 4.4.3. Biến thể của âm chính và biến thể của âm cuối

Sự kết hợp âm chính với âm cuối là một sự kết hợp rất chặt chẽ, tạo nên một bộ phận quan trọng của âm tiết mà truyền thống gọi là vần. Sự kết hợp chặt chẽđó

làm cho giữa âm chính và âm cuối có sự tuơng tác, ảnh huởng lẫn nhau: điều này

đã dẫn tới sự thay đổi ít nhiều ở vỏ ngữ âm của một số âm chính và âm cuối, nói

cách khác đã tạo ra các biến thể âm vịmà đáng chứ ý nhất là: 4.4.3.1. Biến thể ngắn của nguyên âm

- Các nguyên âm dòng truớc / i,e,ε/ khi xuất hiện với các phụ âm cuối mạc /k,ŋ/ thì độ dài bị rút ngắn đồng thời âm sắc kém bổng.

Nguyên âm hẹp dòng giũa /uu/ có biến thể ngắn khi kết hợp với các phu âm cuối /t, n, k, ŋ/. Ví dụ: phừn phụt, hừng hực ….

47

- Các nguyên âm dòng sau /u,o, כֿ / khi kểt hợp với các phụ âm cuối mạc /k, ŋ / thì độ dài bị rút ngắn và âm sắc bớt trầm.

4.4.3.2. Biến thể của âm cuối mạc

- Các phụ âm cuối /k, ŋ/ khi kết hợp với các nguyên âm dòng truớc /i,e/ε/ thì bị ngạc hóa, ta có / k,ŋ/:

ích / ik’/ inh / iŋ /

ếch / ẽk’/ ênh /ẽ /

ách / εk / anh / εŋ /

- Khi chúng kết hợp với các nguyên âm dòng sau /u,o, / thì chúng lại bị môi hóa rất mạnh ; ta có /kp , ŋm /: [ uŋm ũkp ] trong hùng hục [ õŋm õkp ] trong lông lốc [ כֿŋm כֿkp ] trong ròng rọc (Chú ý: dấu phụ chỉ hiện tuợng ngạc hóa là phẩy xuống (’) khác với dấu phụ chỉ hiện tuợng bật hơi là phẩy lên ( ).) 4.4.4. Sự thể hiện trên chữ viết 4.4.4.1. Phụ âm cuối

Các phụ âm cuối /p, t, n, m/ đuợc ghi bằng các con chữ giống như ký hiệu ngữ

âm: /p, t, m, n/.

Hai phụậm cuối /k, ŋ/ đuợc ghi lần lượt bằng:

- ch, nh: khi xuất hiện sau các nguyên âm dòng truớc /i,e,ε /: lịch, lệch, lạch,

linh, lênh, lanh..

- c, ng: trong những truờng hợp khác (nghĩa là khi xuất hiện sau các nguyên âm dòng giữa và dòng sau và sau các nguyên âm đôi) : hực, hừng, chắc, chăng, vác, vang, vâng, cúc, cung, mọc, mong, lộc, công, việc, riêng, thước, thương, buộc, buông...

4.4.4.2. Bán nguyên âm cuối

- /w/ đuợc ghi bằng hai hình thức:

+ o: khi xuất hiện sau hai nguyên âm rộng /e,a /: kéo pháo...

48 - /j/ cũng đuợc ghi bằng hai hình thức:

+ y: khi xuất hiện sau hai nguyên âm ngắn/ ə,ă /:thy, ngay....

+ i: trong các truờng hợp khác: ai ơi, núi đồi, gởi, gói...

4.4.5. Âm cuối trong phương ngữ, thổ ngữ

4.4.5.1. Sự chuyển hoá của âm cuối

Trong phương ngữ Nam và thổ ngữ Huế, các phụ âm cuối lợi /t, n/ được chuyển biến thành các âm mạc tương ứng /k,ŋ /

Ví dụ: mát/mác, mặt/mặc, làn/làng, liên/liêng…

4.4.5.2. Tác động của âm cuối đối với nguyên âm

- Trong phương ngữ Bắc, khi âm cuối /w/ kết hợp với các nguyên âm giũa

/uu,uuə/ thì các nguyên âm này biến chuyển thành các nguyên âm truớc tuơngứng /i,iə /: hưu/hiu, rượu/riệu ...

- Trong phương ngữ Nam, các nguyên âm đôi khi kết hợp với các âm cuối, ở

một số truờng hợp, đã mất đi yếu tố thứ hai và biến thành ngụyên âm đơn :

+ /iə, uuə/ khi xuất hiện truớc /p, m, w, j/ thì lần lượt biến thành /i, uu/:

Ví d: kiếp/kíp, cướp/cứp, tiêm/tim, gươm/gưm, chiều/chìu, hươu/hưu, cười/cừi ...

+ /uə / khi xuất hiện truớc/t, n, k, ŋ, j/ thì biến thành /u/: tuốt, tuôn, luộc, buông, chuôi/chui…

-Trong phuơng ngữ Trung, các nguyên âm đôi /iə, uuə, u ə / khi không có âm cuối hay khi có âm cuối / j, t, n, k, ŋ / thì chuyển hoá với các nguyên âm đơn rộng

cùng dòng / ε, a ,כֿ/ ở một số từ: miệng/mẹng, miếng/méng, lửa/lả, lưới/lái, lưỡi/lại, nước/nác, muợn/mạn, lúa/ló, muối/mói, ruồi/ròi, ruột/rọt, ruộng/roọng.

……… ……

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập:

1. Cho các âm vị tiếng Việt sau đây: /b, d, n, s, t, h, f, k, m, n, z, i/. Hãy phân loại các âm trên lầnlượt theo các tiêu chí: tắc/xát; mũi/miệng; vô thanh/ hữu thanh.

2. Luyện tập nghe và ghi hai âm /g/ và /y/.

49

4. Miêu tả các nguyên âm trong các từ sau đây: trong, hoa, quê, khoe, nguyễn,

thương, của.

5. Trình bày hạn chế của âm đệm khi kết hợp với âm đầu và với âm chính. 6. Nhận xét về mối quan hệ giữa các nguyên âm dòng trước và các âm cuối. 7. Nhận xét vềmối quan hệ giữa các nguyên âm dòng sau và các âm cuối. 8. Phiên âm âm vị học đoạn thơ sau đây:

" Thuở trời đất nổi cợn gió bụị, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thăm từng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây,

Chín tầng gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngàỵ xuất chinh "

9. Nhận xét về cách hiệp vần trong đoạn thơ trên.

10. Phiên âm ngữ âm học các âm tiết: khách, hồng, xanh, tống, thành, lung, bóng, hịch, định, chinh.

11. Ở tiếng địa phương của anh/chị có những đặc điểm gì về âm đầu, âm chính và âm cuối?

50

CHƯƠNG 5

CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ 5.1. Chính âm

5.1.1. Khái niệm

Chính âm là khái niệm dùng để chỉ một mặt của vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ trên phương diện ngữ âm.

5.1.2. Nội dung cơ bản của chính âm

- Xác định và phổ biến hệ thống âm chuẩn của ngôn ngữ dân tộc. - Xác lập hình thức ngữ âm thống nhất cho một số hình vị và một số từ.

5.1.3. Vấn đề chính âm của tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng như các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều dài lịch sử, ngữ âm tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc đến Nam. Hiện nay, tiếng Việt có ba

vùng phương ngữ: Bắc, Trung, Nam. Trong từng vùng phương ngữ đó lại có nhiều thổ ngữ khác nhau. Trong phương ngữ Bắc, có thổ ngữ Hà Nội, thổ ngữ Hải

Phòng,…Trong phương ngữ Trung có thổ ngữ Vinh, thổ ngữ Huế,…Trong phương

ngữ Nam có thổ ngữ Quảng Nam, thổ ngữBình Định,…

Dù còn phức tạp như vậy, nhưng so với nhiều ngôn ngữ trên thế giới như

tiếng Trung hay tiếng Nga, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ thống nhất của toàn

dân. Vì trong các phương ngữ, thổ ngữ ta vẫn thấy có những nét cơ bản chung, nhờ

thế mà ở ba vùng phương ngữ khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách dễ

dàng bằng khẩu ngữ.

Trong xu hướng quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, tiếng Việt không chỉ giới hạn trong phạm vi của một biên giới mà thực sự là một ngôn ngữ được sử

dụng rộng rãi trong quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Do đó, vấn đề chính âm tiếng Việt lại càng trở nên bức thiết.

5.2.Chữ viết 5.2.1.Khái niệm

Chữ viết là một hệ thống kí hiệu thị giác dùng để ghi lại âm thanh của ngôn ngữ.

51

5.2.2. Tác dụng của chữ viết

- Đối với loài người: Chữ viết đã trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người.

- Đối với từng dân tộc: Chữ viết là cái mốc có thể ghi nhận cả sự truởng thành của ý thức quốc gia, của tinh thần tự cuờng dân tộc. Ngày nay, dân tộc nào cũng coi

nạn mù chữ là một hiện tượng lạc hậu, cần thanh toán đểnâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Đối với ngôn ngữ: Chữ viết có nhiều tác dụng quan trọng: nó bù đắp những thiếu sót của ngôn ngữ về mặt không gian và thời gian, mở rộng phạm vi hoạt động của ngôn ngữ; nó ghi lại ngữ âm, từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ; làm giàu thêm, cho từ vựng, khiến cho ngữ pháp đuợc chặt chẽ, khúc chiết hơn. Nó xúc tiến sự

hình thành của ngôn ngữvăn hóa và góp phần thống nhất ngon ngữ dân tộc.

5.2.3. Các loại hình chữ viết

5.2.3.1. Chữ viết tượng hình

Chữ viết tượng hình là thứ chữ viết tối cổ của loai người, thoạt đầu là những hình vẽ mô phỏng các sự vật, rồi dần dần các đuờng nét của hình vẽđuợc đơn giản hoá.

Thứ chữ tuợng hình xưa nhất có lẽ là chữ Sumer ở vùng Luỡng Hà, cách đây 6.000 năm. Những thứ chữ muộn hơn, cách đây chùng 4- 5.000năm, là chữ Ai Cập cổ, chữ Hán, chữ Tiền Ấn Độ, chữ Hittite (ở vùng Tiểu Á, Syria), chữ Crète (ở Địa Trung Hải), ở vùng Trung Mĩ có những chữ tuợng hình của nguời da đỏ : Maya,

Aztèque, nhưng thời điềm xuất hiện chậm hơn nhiều, chỉ cách đây 2-3.000 năm.

5.2.3.2. Chữ viết ghi âm

-.Chữ viết ghi âm tiết: là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi nguyên vẹn các âm tiết. Thứ chữ xưa nhất của loại hình này là chữ viết ở đảo Chypre với các tư liệu thuộc thế kỉ V truớc công nguyên, gồm 54 kí hiệu và một vài kí hiệu cho đến nay

chưa giải đọc đuợc.

Hai hệ thống chữ viết ghi âm tiết cổxưa khác là chữ Ethiopia và chữ Brahmi. Trong khi chữ Ethiopia chỉ dùng đến các ngôn ngữ Semitic ở châu Phi thì chữ

52

Tây Tạng, Turkestan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia..,

Một thứ chữ ghi âm tiết thuộc truyền thống khác hẳn là chữ Nhật. Nguời Nhật tiếp thu chữ Hán từ thế kỉ thứ IV, nhung tiếng Nhật không thuộc một loại hình như

tiếng Trung Quốc, nên người Nhật đã sáng chế ra một loại chữ riêng bằng cách lấy các nét và chữ đơn giản của chữ Hán làm kí hiệu ghi âm tiết (với một kí hiệu ghi âm cuối -n). Họ tạo ra hai hệ thống: Katakạna (thế kỉ VIII) và Hiragana (thế kỉ IX), trong khỉ vẫn còn dùng 2.000 chữ Hán đọc theo âm Hán Nhật gọi là Kanzỉ (Hán tụ).

-Chữ viết ghi âm vị: là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi từng đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Thứ chữnày thường dùng nhất hiện nay và được gọi là chữ viết a, b, c vì a, b, c là các chữ cáỉđầu tiên theo trật tựđã quen từ lâu.

Khoảng thế kỉ XIV truớc công nguyên, ở vùng Cận Đông, nguời Phoenicia đã

xây dụng đuợc một hệ thống chữ cái hoàn chỉnh để ghi ngôn ngữ của mình, gồm 22 kí hiệu có lẽ chịu ảnh hưởng từ các chữ cái ghi âm của cổ Ai Cập (vào giai đoạn cuối của mình chữ việt Ai Cập cổđã tiến đến ghi một số phụ âm riêng lẻ).

Khoảng 1.000 nãm truớc Công nguyên, nguời Hi Lạp mượn những chữ cái

Phoenicia và đã đặt thêm một số kí hiệu nữa để ghi ngôn ngữ của mình, do đó mà

có chữ cái Hi Lạp gồm 24 kí hiệu. Chữ Hi Lạp truyền qua Ý, hình thành nên chữ

cái Latin khọảng thế kỉ I truớc Công nguyên. Đi đôi với sự bành truớng của đế quốc La Mã và Thiên Chúa giáo, chữ cái Latin đuợc phổ biến ở các nước Tây Âu và Trung Âu, rồi ra cả thế giới.

5.2.4.Chữ viết của tiếng Việt

5.2.4.1. Chữ Nôm a. Khái niệm

Chữ Nôm đuợc xây dựng từ chữ Hán dựa trên tiếng Hán đời Đuờng mà ta quen gọi là tiếng Hán- Việt. Nói vắn tắt, chữ Nôm tức là chữ Hán ghi tiếng Việt. Nó hình thành vào khoảng thể kỉ X sau khi nuớc nhà thoát khỏi đêm dài đô hộ của phong kiến phuơng Bắc

b. Cách cấu tạo

53 (1) Dùng nguyên dạng chữ Hán: - Đọc theo âm Hán Việt

- Đọc trại âm Hán Việt hoặc theo âm Hán cổ

(2) Ghép hai chữ Hán: - Cả hai chữđều ghi ý - Cả hai chữđều ghi âm

(3) Sử dụng bộ: Chữ Nôm dùng chừng 60 bộ. trong số 214 bộ của chữ Hán: - Bộ ghép với chữ Nôm

- Bộ ghép với chữ Hán

(4) Dùng dấu nháy: để ghi âm trại từ âm Hán Việt (5) Bớt nét: truờng hợp này rất hiếm: khề khà

Qua những cách cấu tạo vừa phác họa ở trên, ta cũng thấy đuơc là chữ Nôm rất rắc rối,rườm rà, đó là chưa kể một chữ có thể đọc theo rất nhiều cách tuỳ ngữ

cảnh.

c.Tác dụng của chữ Nôm

Mặc dù có những nhuợc điểm như vậy, chữNôm cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử tiếng Việt và lịch sử nuớc nhà.

Chữ Nôm đã có tác dụng tích cục rất lớn với việc giữ gìn và phát triền tiếng Việt, nó bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc ta chống lại sự xâm lấn của ngôn ngữ nuớc ngoài, nó góp phần quyết định trong việc hình thành ngôn ngữ văn học và xây dụng lâu dài văn chương rực rỡ Việt Nam, nó biểu hiện rõ nét ý chí độc lập tự chủ

của dân tộc về mặt chính trị...

5.2.4.2. Chữ Việt (Chữ Quốc ngữ) . a. Gốc gác chữ Việt

Chữ Việt là hệ thống chữ viết ghi âm vị, xây dựng trên cơ sở chữ cái Latin. Nói vắn tắt, chữ Việt là chữ Latin ghi tiếng Việt.

Chữ Việt đuợc sáng chế khoảng đầu thế kỉ XVII có lẽdo các giáo sĩ nguời Bồ Đào Nha mà nguời đầu tiên có thể là Prancesco de Pina. Trong lời tựa của cuốn từ điển Việt – Bồ - La năm 1651 tại Rôma, A. de Rhodes có viết: "Để làm công việc này, ngoài những điều mà tôi đã học đuợc ở chính nguời bản xứ trong khoảng 12

54

năm trường, hết ởĐàng Trong lại ở Đàng Ngoài, ngay từ buổi đầu tôi đã học tiếng với cha Francesco de Pina, người Bồ, cùng thuộc dòng Tên, là người thứ nhất thông thạo tiếng nuớc này và cũng là nguời thứ nhất bắt đầu giảng bằng tiếng nuớc này mà không dùng thông ngôn.”

Điều đó cho thấy nếu Pina không phải là nguời sáng chế chữ Việt thì ít ra

cũng là người tham gia quan trọng nhất trong việc này.

Tiếc rằng Pina (mất 1625 ở nuớc ta) không để lại một tài liệu nào về chữ Việt trong thời kì phôi thai này mà ta chỉ có thể biết được đôi điều qua các văn bản của

Một phần của tài liệu Bài giảng Đại cương Tiếng Việt ngữ âm Tiếng Việt (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)