nghiệp
* Tính phù hợp của chiến lược, quy hoạch và các chính sách quản lý nhà nước đối với công nghiệp
Sự phù hợp của quản lý nhà nước đối với công nghiệp được thể hiện ở các vấn đề khi thực thi được giải quyết đến đâu? ở mức độ nào? Tính phù hợp thể hiện là thu hút các nhà đầu tư như thế nào?
Việc đánh giá tổng hợp tính phù hợp quản lý nhà nước đối với công nghiệp phải trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách gắn với từng chuỗi kết quả của quá trình thực thi, điều này phải dựa vào khâu hoạch định chính sách và trong hoàn cảnh cụ thể thực thi chính sách quản lý nhà nước.
Tính phù hợp của vị trí từng dự án, vị trí các Cụm công nghiệp, phân bổ ngành nghề tại địa phương là thước đo quan trọng đánh giá tính phù hợp của quản lý nhà nước về công nghiệp từ giai đoạn xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và vận hành chúng, nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: Sự bố trí khoa học các dự án, các cụm công nghiệp trong phạm vi không gian, vị trí so với khu dân cư, so với vị trí đường giao thông, nguồn gốc đất đai nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường và thu hút lao động
Mặt khác, đây là dấu hiệu dẫn đến sự thành công của quản lý nhà nước về công nghiệp. Vị trí từng dự án, từng cụm công nghiệp thuận lợi hay khó
khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường sá, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông; chất lượng các dịch vụ xã hội của địa phương... Ngoài ra, còn xét đến yếu tố tác động kinh tế - xã hội và môi trường mà từng dự án, từng cụm công nghiệp có thể mang lại. Tất cả những dấu hiệu này phải cần được xem xét cả ở hiện tại và khả năng duy trì nó trong tương lai lâu dài.
* Tính khả thi chính sách và biện pháp quản lý nhà nước đối với công nghiệp
Đánh giá quản lý nhà nước đối với công nghiệp dựa vào tiêu chí đảm bảo các yếu tố công bằng. Trong thực tế, khi xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với công nghiệp, các nhà quản lý đã cố gắng tạo ra những cơ hội ngang nhau đối với các nhà đầu tư, để đảm bảo điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, việc xác định các đối tượng ưu tiên, những nội dung quản lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với một nền kinh tế mở thì việc ra đời một chính sách thích đáng, bền vững là rất khó.
Đánh giá quản lý nhà nước đối với công nghiệp cũng tính tới mối quan hệ tương quan giữa mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể trong giai đoạn đổi mới, phù hợp với quá trình hội nhập mà những áp lực mà từng nước cam kết trong lộ trình hội nhập, sự ra đời các chính sách quản lý nhà nước đối với công nghiệp phải đảm bảo hợp với quy luật của sự phát triển, phải dựa vào tiến trình chuyển giao, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của đất nước, phải hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tạo ra cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội, tiếp tục thực thi bền vững các chính sách khác.
Để kết quả thu được như mong muốn khi đánh giá quản lý nhà nước đối với công nghiệp, nhất là tính bền vững, thích đáng thì mỗi nội dung khi xây dựng chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển phải xác định đầy đủ mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, sự phù hợp, hỗ trợ cho nhau càng cao thì hiệu quả để đạt được các mục tiêu càng lớn,
bản thân mỗi một chính sách cũng hàm chứa đầy đủ các nội dung và ý nghĩa của chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
* Tính hiệu lực của các chính sách và biện pháp quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp
Hiệu lực của quản lý nhà nước đối với công nghiệp phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách quản lý trong quá trình thực thi, khả năng duy trì hay biến đổi trên thực tế so với mong muốn của Nhà nước.
Đánh giá hiệu lực của quản lý nhà nước đối với công nghiệp nhằm đưa ra kết luận về các kết quả của từng nội dung của chính sách có giá trị hay không? Cụ thể: Bố trí quy mô từng cụm công nghiệp phù hợp so với mục đích và tính chất hoạt động; tỷ lệ diện tích đất dành cho công nghiệp trong diện tích đất tự nhiên; Hiệu quả sử dụng đất đối với đất dành cho công nghiệp; tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn; Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp; trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Hiệu lực của quản lý nhà nước đối với công nghiệp bao hàm cả hiệu lực lý thuyết và hiệu lực thực tế. Đánh giá quản lý nhà nước đối với công nghiệp phải từ quan điểm khách quan trong khi phân tích các yếu tố thực thi chính sách, các phương án được lự chọn khi áp dụng, đánh giá, phán xét nghiêm túc tổ chức, hình thức triển khai chính sách. Quản lý nhà nước đối với công nghiệp được kết luận là đúng đắn khi đánh giá thể hiện những giá trị tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết bao gồm các văn bản từ luật đến các nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ trưởng và hiệu lực thực tế.
CC N
* Tính hiệu quả của các chính sách và biện pháp Nhà nước đối với các
Hiệu quả của quản lý nhà nước đối với công nghiệp thường được xác định từ hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, để xác định tương quan định lượng giữa chi phí thực thi chính sách bỏ ra và lợi ích thu lại thì hiệu quả phải tính thêm những tác hại phụ khi thực thi chính sách, ví dụ như độ thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư. Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ công từ khâu thu hút chuẩn bị đầu tư đến khi hoạt động của dự án; mức độ đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho sự hoạt động của doanh nghiệp; khả năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số và chất lượng lao động địa phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của địa phương này so với các địa phương khác trong cả nước và nước ngoài.
Trong quá trình thực thi quản lý nhà nước đối với công nghiệp, do có nhiều nội dung của nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được vì các nội dung này mang tính xã hội cao bên cạnh nền kinh tế thị trường, do vậy hiệu quả vừa được xác định theo định tính (hiệu quả xã hội) vừa được xác định theo định lượng (hiệu quả kinh tế). Hiệu quả theo định lượng được đánh giá cao khi nó phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác, thậm chí nó bổ sung cho nhau để tăng thêm lợi ích chung cho xã hội.