Kiến nghị với tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 79 - 83)

- Cần có sự thống nhất chung trong quy hoạch công nghiệp, có tính liên hệ giữa các vùng miền. Không để quy hoạch tràn lan, không hiệu quả, quy hoạch phải mang tính chiến lược.

- Phân cấp mạnh cho huyện về phê duyệt quy hoạch, phê duyệt các dự án dầu tư hạ tầng, các thủ tục trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

- Đầu tư mạnh về đề án kiên cố hóa đường ĐH với quy mô đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững nhất là đầu tư các cầu đường bộ phải tính dài hơi.

- Tăng nguồn vốn hỗ trợ cho địa phương phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp. Xác định kết cấu hạ tầng phải đi trước để phát triển công nghiệp. Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn trình bày giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và đưa ra một số kiến nghị về quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam bao gồm: quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức; mục tiêu quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức; định hướng quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức.

Có 7 giải pháp cơ bản đó là: (1) Hoàn thiện quy hoạch kinh tế xã hội và mạng lưới công nghiệp trên địa bàn huyện; (2) Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với công nghiệp; (3) Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư; (4) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển; (5) Đổi mới chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; (6) Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn; (7) Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Công nghiệp.

KẾT LUẬN

Công nghiệp có một vai trò quan trong trong việc thúc ðẩy phát triển kinh tế, chính trị, vãn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Quản lý nhà nước về CN cấp huyện phải gắn liền với các hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý CN từ Trung ương đến tỉnh nhưng phải phù hợp với thực tiễn của địa phương nhất là đối với một huyện miền núi Hiệp Đức. Trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện, QLNN về CN luôn là một thách thức, đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện nói riêng và của tỉnh cũng như của cả nước nói chung.

Luận văn QLNN về CN trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã căn cứ vào cơ sở khoa học, luật và các văn bản dưới luật để hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về QLNN về CN cấp huyện. Luận văn trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý CN huyện Hiệp Đức; phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về CN tại huyện Hiệp Đức; từ đó, tìm ra những thành công và hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của nó để đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về CN tại địa phương.

Các giải pháp của luận văn đề ra xoay quanh các nội dung QLNN về CN gồm: Xây dựng dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về QLNN về CN; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách CN; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Trong công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách CN, Luận văn cũng đã đề xuất một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; Công tác quản lý và xây dựng

kết cấu hạ tầng; đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ công tác QLNN về CN.

Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo có ích đối với các tổ chức, cá nhân đang thi hành nhiệm vụ hoặc quan tâm đến công tác QLNN về CN trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w