Điều kiện kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 51)

a. Kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất (GO)

Hình 2.2. Quy mô GTSX (giá thực tế) của huyện Hiệp Đức năm 2014 – 2018.

Quy mô Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (Tỷ đồng)

Nguồn: UBND huyện Hiệp Đức cung cấp

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người

Hình 2.3. Thu nhập bình quân đầu người huyện Hiệp Đức qua các năm.

Thu nhập bình quân đầu người

Nguồn: UBND huyện Hiệp Đức cung cấp.

Hình 2.4. Thu, chi ngân sách của huyện Hiệp Đức năm 2014 – 2018.

THU CHI NGÂN SÁCH HUYỆN (TỶ ĐỒNG) Tổng thu ngân sách,

Năm 2018, 687.884 654,617

Tổng thu ngân sách Tổng chi ngân sách

Tổng thu ngân sách,

Năm 2T0ổ1n5g, c4h4i8n.4g8â0n sách,TNổănmg thu ngân sách,

Tổng thu ngân sách,

Nă 2T0ổ1n7g, c5h5i1n.9g5â7n sách, Năm 2017, 523.429

Tổng thu ngân sách, Năm 20T1ổ4n, g37c9h.i8n3g1ân sách,

Năm 2014, 359.802

Tổng chi ngân sách, Năm Năm 2016, 426.234

2016, 408.222

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức

- Tình hình công nghiệp - thương mại - dịch vụ:

Thương mại - dịch vụ: Hiện có 1.212 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 211,7 tỷ đồng/năm, tăng bình quân hằng năm 17,9%.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện trong thời gian qua: Có 06 doanh nghiệp đầu tư vào các Cụm công nghiệp với tổng nguồn vốn trên 350 tỷ đồng, trong đó, có 05 doanh nghiệp đi vào hoạt động và bước đầu giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động; đến nay, đã lấp đầy 04 Cụm công nghiệp. Hiện có 278 cơ sở sản xuất tiểu thủ Công nghiệp với hơn 870 lao động, trong đó, có 03 Hợp tác xã và 02 Tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

m

Bảng 2.3. Tổng hợp các Khu, Cụm công nghiệp đến năm 2020 và 2030 Stt Tên Khu, Cụm công

nghiệp

Quy mô (ha)

Địa điểm 2017 2020 2030 1 Cụm công nghiệp An Tráng 5 5 5 Xã Bình Sơn 2 Cụm công nghiệp Bà Huỳnh 10 10 200 Xã Sông Trà 3 Cụm công nghiệp Sông

Trà 4 4

4 Cụm công nghiệp Gò Hoang

5,99

5,99 5,99 Xã Bình Lâm

5 Cụm công nghiệp Quế

Thọ 4,95 4,95 8,95 Xã Quế Thọ

6 Cụm công nghiệp Quế

Thọ 2 1,48 1,48 1,48 Xã Quế Thọ

7 Cụm công nghiệp Tân An 5,29 5,29 5,29 TT Tân An 8 Cụm công nghiệp Quế

Thọ 3 18 18 18 Xã Quế Thọ

9 Cụm công nghiệp Hiệp

Hòa 10 Xã Hiệp Hòa

10 Cụm công nghiệp Bình

Sơn 50 Xã Bình Sơn

11 Cụm công nghiệp Sông

Trà1 50 Xã Sông Trà

12 Cụm công nghiệp Tân An

2 8,17 TT Tân An

13 Cụm công nghiệp Việt An 9,8 Xã Bình Lâm

14 Cụm công nghiệp Vườn

Lục 5 Xã Bình Lâm

15 Cụm công nghiệp chân núi

Liệt Kiểm 40 Xã Bình Sơn

16 Cụm công nghiệp Nhì Tây 10 Xã Bình Lâm

TỔNG 54,71 54,71 427,68

- Với các yếu tố tự nhiên, xã hội như vậy đã tác động rất lớn đến thu hút đầu tư của huyện, đặc biệt là những ngành chế biến, nông nghiệp công nghệ cao khó thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Thời tiết không thuận lợi, mùa nắng kéo dài gay gắt nên việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu nước là một trong những nguyên nhân là cho ngành nông nghiệp trên dịa bàn huyện kém phát triển. Tuy nhiên, với lợi thế đất rộng, dân cư thưa, lao động nhàn rỗi nhiều nên rất phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến có liên quan đến lâm nghiệp như dăm gỗ, viên nén năng lượng hoặc các xưởng may với quy mô vừa và nhỏ tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi tại chỗ. Hơn nữa với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi có tuyến Quốc lộ 14E đi qua nối liền giữa Quảng Nam lên các tỉnh Tây nguyên, tuyến đường Trường Sơn đông chạy qua các huyện trong địa bàn tỉnh và nối vào các tỉnh Tây nguyên nên rất thuận lợi cho các doanh nghiệp thu gom nguyên liệu và phân phối sản phẩm đi các vùng khác.

- Hiện nay trên địa bàn huyện có 37 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có 4 doanh nghiệp vào sản xuất ở các cụm công nghiệp, có 4 doanh nghiệp đang đăng ký vào đầu tư còn lại các doanh nghiệp hoạt động ngoài các cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp không vào các cụm công nghiệp đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất manh múng và đa phần là các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng, vật tư nông nghiệp nên không có nhu cầu vào cụm công nghiệp. Mặc khác, hầu hết các cụm công nghiệp hiện nay có kết cấu hạ tầng thấp, diện tích nhỏ lẻ, phân bố rải rác nên việc thu hút các doanh nghiệp vào trong các cụm này còn gặp nhiều khó khăn.

- Kết cấu hạ tầng giao thông: Huyện Hiệp Đức có thành phần giao thông đường bộ và giao thông đường thủy nội địa.

Hệ thống giao thông đường bộ huyện Hiệp Đức trong những năm vừa qua đã được các cấp quan tâm đầu tư và mọi người dân tham gia hưởng ứng nên hệ thống mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã được đánh giá là hệ thống mạng lưới đường được phân bố hợp lý, bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ kết hợp với hệ thống mạng lưới đường huyện, đường xã và đường thôn xóm đã tạo được sự giao lưu thuận tiện cho hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, nhiều tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của huyện vẫn còn kém về mặt kỹ thuật và chất lượng.

Quốc lô 14E: Nối Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua địa bàn huyện Hiệp Đức dài 34 km (mặt đường thảm nhựa), từ Việt An (xã Bình Lâm) đến Mò O (xã Sông Trà). Đây là trục giao thông huyết mạch chính yếu của huyện.

Đông Trường Sơn: Nối đường Hồ Chí Minh tại Thạnh Mỹ (Nam Giang) đến Tây Nguyên (Đà Lạt) đoạn qua địa bàn huyện Hiệp Đức dài 30 km. Hiện nay đang thi công.

Đường ĐT 611B: Nối Quốc lộ 14 E (tại ngã 3 Phú Bình, xã Quế Thọ) đến xã Quế An, huyện Quế Sơn dài 1,5 km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường bê tông nhựa rộng 4,5m.

Đường ĐT 614: Nối Việt An (xã Bình Lâm) đến xã Tiên Sơn (huyện Tiên Phước) dài 4,5 km, nền đường rộng 5m, mặt đường bê tông nhựa rộng 3,5m.

Toàn huyện có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 130,2km, nền đường có mặt cắt từ 4-9m, mặt đường từ 3-6m.

Đường xã, đường dân sinh: Toàn huyện có 53 tuyến đường xã với tổng chiều dài là 110,53 Km. Ngoài ra còn có khoảng 307,86 Km tuyến đường liên thôn, dân sinh.

Hiện trạng các bến xe: Bến xe Tân An: Đây là bến đỗ và lấy khách thuộc trung tâm huyện, diện tích hiện trạng 4.016m2, vị trí tại khối phố An Tây, thị trấn Tân An; Bến xe Việt An: Bến phục vụ cho lượng hành khách cho khu vực xã Bình Lâm và các xã lân cận, diện tích hiện trạng 2.400m2.

Hiện trạng đường thủy nội địa: Hiện nay trên địa bàn huyện có sông Tranh, sông Tiên chảy qua. Tuy nhiên, các sông có độ dốc lớn, nhiều ghềnh đá, do có nhiều hệ thống thủy điện trên sông nên lưu lượng nước thường xuyên thay đổi, mùa mưa nước chảy xiết, mùa nắng cạn kiệt. Do vậy, phát triển hệ thống giao thông đường thủy nội địa không thuận lợi.

Nhìn chung, mạng lưới đường phân bố cơ bản hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vận tải cho huyện, kết nối các địa phương khác. Nhiều tuyến đường có mặt cắt hẹp, mặt đường xấu và bị xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Một số tuyến thường bị ngập vào mùa lũ. Các bến xe trên địa bàn huyện chưa thực sự thu hút được hành khách, lượng xe và khách ra vào bến vẫn còn ít. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của các bến xe còn kém. Về đường thủy nội địa: Không phát huy được hiệu quả.

b. Xã hội

Dân số và lao động. Năm 2018 dân số toàn huyện là 39.582 người. Về lực lượng lao động: số người trong độ tuổi lao động 25.530 người. Trong đó số lao động nông lâm tủy sản 14.195 người, công nghiệp xây dựng 2.690 người, dịch vụ 7.713 người; số người thất nghiệp 932 người. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ 13,3%, còn cao so với các huyện trong tỉnh và thiếu bền vững người. Dân cư sống ở khu vực đô thị (thị trấn Tân An) 8,85%, 91,15% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ lao động nông lâm thủy sản còn cao 57,7%; lao động ngành phi nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 42,3%.

Dịch vụ 31% Nông lâm thủy sản

58%

Công nghiệp xây dựng 11%

Hình 2.5. Lao động và việc làm theo ngành kinh tế huyện Hiệp Đức năm 2018

Nguồn: Niên giá thống kê huyện Hiệp Đức Giáo dục – đào tạo

Năm 2018, toàn huyện có 25 trường học. Trong đó:

- Có 2 trường trung học phổ thông với tổng số 1.427 học sinh, 80 giáo viên đạt chuẩn, bình quân một lớp học có 35 học sinh và số học sinh bình quân một giáo viên là 18.

- Có 7 trường trung học cơ sở với tổng số 2.410 học sinh, 193 giáo viên đạt chuẩn, bình quân một lớp học có 32 học sinh và số học sinh bình quân một giáo viên là 12.

- Có 6 trường tiểu học với tổng số 3.468 học sinh, 252 giáo viên đạt chuẩn, bình quân một lớp học có 22 học sinh và số học sinh bình quân một giáo viên là 114.

- Có 8 trường mẫu giáo với tổng số 1.964 học sinh, 122 giáo viên đạt chuẩn, bình quân mỗi lớp học có 28 học sinh và số học sinh bình quân một giáo viên là 16.

c. Y tế, chăm sóc sức khỏe

Bảng 2.4 Tình hình cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế huyện Hiệp Đức giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: Người

STT Nội dung Đơn vị

tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Cơ sở y tế Cơ sở 14 14 13 13 13 2 Giường bệnh Giường 63 73 83 75 122 3 Cán bộ ngành y Người 114 110 120 109 110 4 Cán bộ ngành dược Người 16 14 14 14 17

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hiệp Đức

Năm 2018, toàn huyện có 1 bện viên, 02 phòng phòng khu vực, 10 trạm y tế xã, thị trấn, 122 giường bệnh, 122 cán bộ ngành y và 17 cán bộ ngành dược.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w