Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 44)

- Vị trí địa lý:

Huyện Hiệp Đức nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km; nằm trên trục tọa độ địa lý từ 15022’12’’ đến 15038’40’’ vĩ độ Bắc; từ 107084’40’’ đến 108000’08’’ kinh độ Đông. Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, gồm có 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng núi cao là vùng Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Khí hậu:

Như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Nam, khí hậu ở Hiệp Đức mang đặc trưng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình trong năm 250C (cao nhất khoảng 390C vào một số ngày của tháng 6, 7, 8; thấp nhất khoảng 180C vào một số ngày của tháng 11, 12), biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm không lớn. Hằng năm có trên 1.700 giờ nắng, lượng mưa trên 2000 mm; độ ẩm không khí trung bình là 80%. Hướng gió thịnh hành nhất là gió Tây nam và Đông bắc; sương mù thường xuất hiện vào tháng 11,

12. Từ tháng 2 đến tháng 7 ít mưa, lại chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng nên thường gặp hạn hán kéo dài. Từ tháng 9 đến tháng 11 mưa nhiều (chiếm 50- 72% lượng mưa cả năm), lại trùng với mùa mưa bão nên thường gây những cơn lũ lụt.

- Địa hình:

Địa hình chung của huyện Hiệp Đức có dạng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, địa hình, địa thế khá phức tạp, độ chênh lớn (từ 100-200m trong khoảng 2 km). Độ cao trung bình toàn huyện 200-300m, độ dốc bình quân 16-

250. Nằm trong một thung lũng tạo bởi các dãy núi cao che chắn ở 3 phía: Nam, Bắc và Tây. Địa hình Hiệp Đức bị chia cắt ở bởi 2 con sông lớn là sông Tranh và sông Trường (ngọn Thu Bồn) tạo nên hệ phân thủy lớn, có hướng thấp dần về phía sông Tranh. Núi cao phân bố tập trung ở tây nam và đông bắc, bị chia cắt bởi một hệ thống khe suối và hợp thủy nhỏ. Huyện có 3 dạng địa hình chủ yếu là dạng núi, dạng gò đồi và dạng đồng bằng thung lũng hẹp.

Dạng núi: Chiếm 50% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Phước Gia, Phước Trà, và phía bắc các xã Hiệp Hòa, Hiệp Thuận với các hệ thống núi: núi lớn Liệt Kiểm chạy từ Hội Tường, Bình Lâm vào An Tráng, Định Sơn; núi Rừng Đèn chạy từ An Long, Khâm Sơn của Quế Sơn, men theo ranh giới hai huyện Quế Sơn - Hiệp Đức xuống Trà Linh; núi Chà Găm (Chia Gan) xuất phát từ dương Bà Tuyết chạy đến bến đò Ba Lúc…nói chung, đây là vùng địa hình phức tạp, có độ dốc lớn (nhiều nơi trên 300), với dạng cánh cung và lượn sóng, tạo dạng thung lũng cho Hiệp Đức.

Dạng gò đồi: Có độ dốc cao trung bình 100m. Độ dốc thay đổi từ 15- 200

có hình dạng bát úp, chiếm khoảng 35% diện tích toàn huyện, chủ yếu ở các xã Quế Thọ, Quế Bình, Quế Lưu.

Dạng đồng bằng thung lũng: Chiếm 15% diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ dọc Quốc lộ 14 E và lưu vực sông Tranh, sông Trường, độ dốc thay đổi từ 5-100.

- Diện tích - Dân số

Diện tích tự nhiên: 496,88km2.

Hiệp Đức có 12 xã, thị trấn, gồm các xã Bình Lâm, Quế Thọ, Quế Bình, Bình Sơn, Thăng Phước, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Lưu, Sông Trà, Phước Trà, Phước Gia và thị trấn Tân An.

Bảng 2.1. Diện tích và dân số huyện Hiệp Đức

Stt Xã/thị trấn Diện tích(km2) (người)Dân số (người/kmMật độ 2)

1 Thị trấn Tân An 6,03 3.530 585 2 Xã Hiệp Hòa 60,53 2.150 36 3 Xã Hiệp Thuận 30,75 1.654 54 4 Xã Quế Thọ 45,02 8.032 178 5 Xã Bình Lâm 22,12 8.020 363 6 Xã Sông Trà 32,92 2.339 71 7 Xã Phước Trà 116,81 1.852 16 8 Xã Phước Gia 46,49 1.230 26 9 Xã Quế Bình 17,14 2.430 142 10 Xã Quế Lưu 36,02 2.560 71 11 Xã Thăng Phước 61,01 2.786 46 12 Xã Bình Sơn 22,02 2.999 136 Tổng 496,88 39.582 79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức 2018

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Nguồn UBND huyện cung cấp

- Tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất nông nghiệp 14.700,43 ha, chiếm 29,59%; đất lâm nghiệp 31.382,49 ha, chiếm 63,16%; đất ngư nghiệp 7,89 ha, chiếm 0,02%; đất phi nông nghiệp 2.547,79 ha, chiếm 5,13%; sản phẩm thế mạnh của địa phương là cây cao su, cây nguyên liệu sản xuất bột giấy.

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Đức

STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH(HA) TỶ LỆ(%)

Tổng diện tích 49.687,53

I Đất nông nghiệp 46.106,39 92,79

1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.700,43 29,59

2 Đất lâm nghiệp 31.382,49 63,16

3 Đất nuôi trồng thủy sản 7,89 0,02

4 Đất làm muối - -

5 Đất nông nghiệp khác 15,58 0,03

II Nhóm đất phi nông nghiệp 2.547,79 5,13

1 Đất ở 497,43 1,00

2 Đất chuyên dùng 951,85 1,92

3 Đất cơ sở tôn giáo 1,03 0,002

4 Đất cơ sở tín ngưỡng 5,16 0,01

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 121,12 0,24

6 Đất sông, ngoài, kênh, rạch, suối 946,08 1,90

7 Đất mặt nước chuyên dùng 24,97 0,05

8 Đất phi nông nghiệp khác 0,14 0,00

III Nhóm đất chưa sử dụng 1.033,35 2,08

1 Đất bằng chưa sử dụng 63,75 0,13

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 969,60 1,95

3 Núi đá không có rừng cây - -

IV Đất mặt nước ven biển - -

Quy mô Giá trQuy mô Giá trQuy mô Giá trQuy mô Giá trị sản xuất theo giá sản xuất theo giá sản xuất theo giá sản xuất theo giá Quy mô Giá trị hiện hành (Tỷ hiện hành (Tỷhiện hành (Tỷhiện hành (Tỷ

sản xuất theo giá đồng), Năm 2015, đồng), Năm 2016, đồng), Năm 2017, đồng), Năm 2018, hiện hành (Tỷ

đồng), Năm 2014, 1508.72

1784.42 1885.18 2015.9 8 2224.15

Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng),

Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng), Năm 2015, 23.14

Thu nhập bìnhThu nhập bình Thu nhập bình quân đầu người quân đầu người quân đầu người (Triệu đồng),(Triệu đồng),(Triệu đồng), Năm 2016,Năm 2017,Năm 2018, 32.8

28.1530.58

Năm 2014, 18.6

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước trong phát triển công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w