Giải pháp về nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 82 - 86)

6 188 4023 22,18 2011 2808 15,30 Mời DN nợ đến

3.2.3. Giải pháp về nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế

Trong thời kì hiện nay, nền kinh tế nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19, vì vậy các DN, tổ chức kinh doanh cũng bị ảnh hưởng

nợ thuế triền miên, một số đối tượng chầy ỳ trong việc nộp thuế làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Để khắc được tình trạng này Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân –Thường Xuân cần có nhiều giải pháp về nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế nhằm thu thuế từ các đối tượng trên như là:

Thứ nhất, Chi cục cần xác định được NNT cần phải cưỡng chế nợ thuế. Cụ thể như là những DN có số nợ đọng lớn, nợ thuế liên tục, những DN dây dưa trong công tác nộp thuế mà Chi cục đã nhiều lần nhắc nhở, đôn đốc nhưng vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Từ đó để có thể xác định được biện pháp cưỡng chế phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác thu nợ trên địa bàn quản lý. Thường xuyên cập nhập và phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của các DN nợ thuế để nhận định chính xác về DN để có những biện pháp cưỡng chế thích hợp.

Đối với các khoản nợ khó thu, rà soát lập danh sách các DN cụ thể để phân loại nguyên nhân, trường hợp khó thu, lập hồ sơ xin xóa nợ theo quy định đối với các khoản nợ khó thu trên 10 năm đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được. Đồng thời đề nghị cơ quan công an hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến các chủ DN còn nợ thuế nhưng không còn tồn tại địa chỉ kinh doanh đã đăng kí với cơ quan Thuế, từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ thuế vào NSNN, cưỡng chế thu nợ theo quy định.

Thứ hai, Chi cục thuế cần xác định được biện pháp cưỡng chế phù hợp đối với mỗi đối tượng bị cưỡng chế để từ đó nâng cao hiệu quả của các cuộc cưỡng chế trên địa bàn quản lý, giúp tăng nguồn thu cho NSNN. Chi cục cần tăng cường áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, đặc biệt giám sát chặt chẽ trong công tác giám sát hồ sơ khai thuế hàng tháng, việc thanh toán hàng hóa thông qua hệ thống Tài khoản tại các ngân hàng để từ đó có các biện pháp phối hợp cưỡng chế, giúp tăng nguồn thu vào NSNN, khắc phục hiệu quả tình trạng nợ thuế của các DN trên địa bàn Thọ Xuân – Thường Xuân. Đồng thời,

Chi cục cần tích cực, kiên quyết hơn nữa trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ. Đối với những trường hợp nợ lớn, có dấu hiệu trốn thuế, không thực hiện nghĩa vụ, Chi cục cần chuyển thông tin đối tượng cho cơ quan Công an để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về việc thực hiện quy trình cưỡng chế nợ thuế. Theo như thực trạng tình hình cưỡng chế thuế theo phân tích hiện nay ở Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân cho thấy những tồn tại và hạn chế của công tác này thời gian qua. Số vụ cưỡng chế còn ít so với yêu cầu, một số biện pháp cưỡng chế còn chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Do đó, cưỡng chế nợ thuế chưa đạt được mục tiêu về tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thuế quy định. Cưỡng chế nợ thuế chưa mang tính răn đe và chưa nâng cao ý thức tuân thủ của người nợ thuế. Khi ý thức tuân thủ pháp luật của NNT chưa cao thì việc thực hiện tốt công tác cưỡng chế nợ thuế là việc quan trọng trong giai đoạn này. Vì vậy, trong thời gian tới Chi cục áp dụng các biện pháp cưỡng chế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay. Cụ thể là:

Chi cục có thể sửa đổi các quy định về các biện pháp cưỡng chế trong luật Quản lý thuế. Theo quy định hiện nay, có 7 biện pháp cưỡng chế nhưng việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế phải thực hiện tuần tự từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ bảy, quy định cứng nhắc nói trên đã dẫn đến hiệu quả của công tác cưỡng chế mang lại thường không cao. Có thể thay đổi trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cách linh hoạt, có thể áp dụng ngay một biện pháp cưỡng chế nếu chứng minh được nó hiệu quả và các biện pháp trước nó khó có thể áp dụng được chứ không nhất thiết bắt buộc phải áp dụng tuần tự các biện pháp.

KẾT LUẬN

Với các nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề:

Trình bày lý luận về các khái niệm, các cách phân loại nợ, mối quan hệ giữa công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để từ đó nhìn nhận công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Đồng thời, luận văn cũng trình bày khái quát quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế hiện nay để từ đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả công tác này.

Qua quá trình thực tập tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân, em đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế để hoàn thiện đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi nhằm góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân trong thời gian tới.

Mặc dù đã cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nhưng đây là một để tài phức tạp, hơn nữa với kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, chú, anh, chị đang công tác tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân-Thường Xuân và sự tận tình chỉ bảo của thầy TS. Nguyễn Đình Chiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w