Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 45 - 60)

thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018-2020

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi Cục thuế khu vực Thọ Xuân–Thường Xuân

2.3.1.1 Tình hình nợ thuế nói chung

Qua nghiên cứu về tình hình nợ thuế về số nợ cũng như công tác thu nợ thuế tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân, ta có cái nhìn tổng quát thông qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp nợ thuế tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số thuế ghi thu (I) 421.343 419.850 375.354

Tốc độ tăng số thuế ghi

thu (%) - -0,35% -10,60%

Tổng nợ thuế tính đến

31/12 (II) 14.202 20.236 21.997 Tốc độ tăng nợ thuế(%) - 42,49% 8,70% Tỷ lệ nợ đọng so với số

thuế ghi thu (%) (II/I*100%)

3,37% 4,82% 5,86%

( Nguồn: Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ 2018 -2020 )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình nợ thuế những năm gần đây luôn có sự thay đổi, tổng nợ thuế đến ngày 31/12 có sự biến động tăng. Cụ thể, tổng nợ thuế năm 2018 là 14.202 triệu đồng; năm 2019 là 20.236 triệu đồng và 21.997 triệu đồng năm 2020. Tuy nhiên tốc độ tăng nợ thuế lại có xu hướng giảm, cụ thể như sau: năm 2019 là 42,49% đến năm 2020 giảm còn 8,70%. Tuy tổng nợ tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng lại giảm nhanh vì tổng nợ năm 2020 tăng chậm hơn so với năm 2019. Nhìn chung có thể thấy chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân đang thực hiện quản lý thu rất tốt tuy nhiên cũng nhận thấy rằng tình hình kinh tế của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là năm 2020 do việc sáp nhập của 2 chi cục thuế trên địa bàn Thọ Xuân và việc chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19, dẫn đến tổng nợ tăng vào năm 2020.

Cùng với đó, tỷ lệ nợ đọng so với số thuế ghi thu cũng có xu hướng tăng nhưng với tỷ trọng nhỏ. Năm 2018, tỷ lệ này là 3,37% đến năm 2018 là

cho thấy Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân- Thường Xuân đang cố gắng triển khai quản lý nợ và công tác đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đòi hỏi chi cục khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân vẫn cần tích cực triển khai một cách hiệu quả, khoa học nhất, tăng cường công tác quản lý đôn đốc đặc biệt là công tác cưỡng chế thu hổi nợ một cách triệt để hơn đồng thời phải phân tích chính xác nguyên nhân nợ thuế để hoàn thành chỉ tiêu dự toán pháp lệnh được giao, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời bổ sung vào NSNN.

Bảng 2.3: Bảng thống kê số người nợ thuế quá hạn giai đoạn 2018-2020 tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số NNoT quá hạn Số NNT Tỷ lệ (%) Số NNoT quá hạn Số NNT Tỷ lệ (%) Số NNo T quá hạn Số NNT Tỷ lệ (%) DNNN 56 207 27,05 57 205 27,80 44 203 21,67 DNNQD 672 1171 57,39 587 993 59,11 504 804 62,69 DN đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 1 0 0 0 0 Hộ kinh doanh 16823 102046 16,49 13856 96039 14,43 8446 87135 9,69 Tổng 17551 103424 16,97 14500 97238 14,91 8994 88142 10,20

(Nguồn: Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế giai đoạn 2018-2020)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được số người nợ thuế tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 - 2020 tập trung chủ yếu ở đối là hộ kinh doanh, cụ thể số người nợ thuế quá hạn năm 2018 là 16823 người, năm 2019 là 13856 người và 8446 người năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ NNoT/NNT ở hộ kinh doanh lại chiếm tỷ trọng nhỏ và đang giảm qua các năm từ 2018-2020, cho thấy ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật thuế ở đối tượng này ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rõ, tỷ lệ NNoT/NNT ở các DNNQD lại chiếm tỷ trọng khá cao ( trên 50%) trong giai đoạn 2018-

2020 lần lượt là: 57,39%; 59,11%; 62,69% cho thấy đối tượng này còn chây ỳ trong việc nộp thuế, chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế trên địa bàn của Chi cục, làm tăng nợ thuế gây ảnh hưởng đến NSNN đòi hỏi Chi cục cần tăng cường đôn đốc thu nợ ở đối tượng này. Nhưng nhìn chung, thì tỷ lệ số NNoT quá hạn trên số NNT ở Chi cục chỉ ở mức thấp và đang giảm qua các năm, cụ thể: năm 2018 là 16,97% năm 2019 giảm còn 14,91% và chỉ còn 10,20% năm 2020.

Để góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cần xem xét số nợ thuế chủ yếu tập trung ở loại thuế nào. Từ đó giúp cho cơ quan thuế tìm hiểu được nguyên nhân và sẽ đưa ra được những biện pháp đôn đốc nợ một cách hiệu quả.

Bảng 2.4: Nợ thuế theo sắc thuế tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 -2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nợ thuế Tỷ lệ(%) Nợ thuế Tỷ lệ(%) Nợ thuế Tỷ lệ(%)

Tổng nợ 14.202 100 20.236 100 21.997 100 Thuế GTGT 7.494 52,77 11.546 57,05 12.555 57,08 Thuế TNDN 848 5,97 961 4,75 415 1,89 Thuế TTĐB 41 0,29 110 0,54 152 0,69 Thuế TNCN 942 6,63 1.193 5,89 1.729 7,86 Thuế tài nguyên 140 0,99 95 0,47 51 0,23 Lệ phí môn bài 329 2,33 480 2,37 351 1,60 Phí, lệ phí 73 0,51 77 0,38 28 0,13 Thuế bảo vệ môi trường - - 11 0,05 16 0,07 Tiền thuê đất 6 0,04 6 0,03 - - Thu tiền SDĐ phi nông nghiệp 1.405 9,89 1.658 8,17 1.886 8,57 Tiền phạt, chậm nộp 2.806 19,76 3.995 19,74 4.733 21,52 Các khoản thu khác 118 0,83 112 0,55 80 0,36

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2018-2020) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế tại Chi cục Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 -2020

Từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 cho thấy, nợ thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ của cả năm. Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN chậm nhất 20 ngày của tháng sau. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Cụ thể qua các năm: năm 2018 số nợ đọng thuế GTGT là 52,77%; năm 2019 số nợ đọng thuế GTGT là 57,05% và năm 2020 là 57,08%. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế khó khăn, nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, giá cả tăng mạnh làm cho sản xuất kinh doanh của các chủ thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2020 vừa qua nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 gây nên những khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn Thọ Xuân nói riêng. Do đó người nộp thuế có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, nợ thuế TNDN và thuế TNCN lại có nhiều điểm đáng khích lệ, tỷ lệ nợ thuế qua 3 năm gần đây chiếm tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm theo từng năm. Đây là 2 loại thuế trực thu, đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, cá nhân. Cụ thể như sau, nợ thuế TNDN qua các năm 2018- 2020 lần lượt là: 848; 961; 415 triệu đồng. Nợ thuế TNCN qua các năm 2018-2020 lần lượt là 942; 1.193; 1.729 triệu đồng. Điều này xảy ra do nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nợ của chi cục thuế khu vực Thọ Xuân- Thường Xuân ngày một tốt hơn. Đối với thuế TNCN thì có xu hướng tăng qua các năm nguyên nhân là do các cá nhân gặp khó khăn do nền kinh tế biến động, năm 2020 vì đại dịch Covid-19 mà nhiều công nhân, người lao động không có

việc làm, nghỉ làm dài hạn nên họ chiếm dụng tiền thuế làm vốn sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân cũng căn cứ khả năng thu hồi nợ dựa trên loại hình kinh tế. Việc này giúp phân loại được nguyên nhân, tình trạng nợ thuế của từng loại hình kinh tế, từ đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý nợ có hiệu quả hơn.

Bảng 2.5: Nợ thuế phân loại theo loại hình kinh tế tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 – 2020.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền lệ(%)Tỷ Số tiền lệ(%)Tỷ Số tiền Tỷ lệ(%)

Tổng nợ 14.202 100 20.236 100 21.997 100 DN Nhà nước trung ương 8 0,06 0 0 0 0 DN Nhà nước địa phương 38 0,27 58 0,29 53 0,24 DN có vốn đầu

tư nước ngoài 0 0 0 0 0 0

DNNQD 9.356 65,88 13.781 68,10 13.158 59,82 Hộ kinh doanh 4.800 33,80 6.397 31,61 8.785 39,94

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2018-2020)

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ thuế theo loại hình kinh tế tại Chi cục Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018 -2020

Theo biểu đồ và bảng số liệu trên cho thấy, nợ thuế trên địa bàn khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân tập trung chủ yếu ở đối tượng doanh nghiệp NQD. Cụ thể, năm 2018 số tiền nợ là 9.356 triệu đồng chiếm 65,88%; năm 2019 là 13.781 triệu đồng chiếm 68,10% và năm 2020 là 13.158 triệu đồng chiếm 59,82%.

Có thể thấy, số nợ thuế NSNN từ khu vực DNNQD chiếm chủ yếu trong tổng số nợ thuế trên địa bàn khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân. DNNQD có tỷ trọng nợ thuế lớn do nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến như DN gặp phải thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ trong quá trình sản xuất kinh doanh, khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng,… hoặc có thể là do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi phát sinh các khoản phải nộp phạt, chậm nộp tăng lên từ đó làm cho nợ thuế của khu vực này luôn chiếm tỷ trọng cao.

Ngoài ra ta cũng có thể thấy được nợ thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau các DNNQD trên tổng nợ từ năm 2018 đến 2020. Cụ thể, năm 2018 số tiền thuế nợ là 4.800 triệu đồng tướng ứng 33,80%; đến năm 2019 là 6.397 triệu đồng tương ứng với 31,61% và năm 2020 là 8.785 triệu đồng tương ứng với 34,94% trên tổng nợ thuế. Đa phần tiền nợ thuế của đối tượng này phát sinh do việc nợ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ nhằm chiếm dụng tạm thời tiền thuế của NSNN. Do đó nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của chi cục thuế là tăng cường công tác quản lý thuế để làm giảm nợ thuế GTGT.

Bảng 2.6: Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng nợ 14.202 100 20.236 100 21.997 100 Nợ khó thu 6.807 47,93 9.008 44,51 7.388 33,59 Nợ không có khả năng thu hồi 172 1,21 188 0,92 304 1,38 Nợ có khả

năng thu hồi 7.223 50,86 11.040 54,55 14.304 65,03

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2018-2020)

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện tình hình nợ thuế theo khả năng thu hồi tại Chi cục Thuế khu vực Thọ Xuân - Thường Xuân giai đoạn 2018-2020

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nợ có khả năng thu hồi chiếm tỷ trọng cao, luôn trên 50% so với tổng nợ. Cụ thể, nợ có khả năng thu hồi giai đoạn 2018 -2020 lần lượt là 7.223 triệu đồng; 11.040 triệu đồng; 14.304 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 50,86%; 54,55% và 65,03%. Từ số liệu trên ta thấy đây là một dấu hiêụ tích cực, là tiềm năng lớn cho chi cục để thu nợ bổ sung vào NSNN. Đồng thởi cũng yêu cầu Chi cục Thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân nên tập trung chú trọng nguồn lực để thu hết số nợ được phân vào nhóm này, góp phần hoàn thành dự toán được giao.

là 47,93%; năm 2019 giảm còn 44,51%; và còn 33,59% năm 2020. Tuy nhiên, so với tổng nợ thì nợ khó thu cũng đang chiếm một tỷ lệ khá cao đòi hỏi Chi cục phải chú trọng nhiều hơn trong việc quản lý nợ thuế. Nợ không có khả năng thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng nợ nhưng cũng đòi hỏi chi cục thuế cần cân nhắc xem xét quản lý tránh gia tăng khoản nợ này. Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân nên xem xét lại các chỉ tiêu phân loại nợ để phân loại nợ một cách chính xác nhất, tránh sai sót, phân công nguồn lực để công tác thu nợ có hiệu quả cao nhất, đồng thời đưa ra các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp, chẳng hạn như khoanh nợ, gia hạn nợ, gia hạn nộp thuế hoặc xóa nợ theo quy định của pháp luật.

Đi sâu hơn vào việc phân loại nợ thì ta xem bảng sau để phân tích khoản nợ khó thu tại Chi cục thuế Thọ Xuân – Thường Xuân như sau:

Bảng 2.7: Kết quả phân loại nợ khó thu 2018 -2020 tại chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân

Đơn vị: triệu đồng

Phân loại nợ khó thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Số tiền nợ Tỷ lệ (%) Chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự 0 0 0 0 0 0 Không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh 4135 60,75 6217 69,02 5936 80,35 Mất khả năng thanh toán 0 0 0 0 0 0 Khó thu khác 2672 39,25 2791 30,98 `1452 19,65 Tổng 6.807 100 9.008 100 7.388 100

( Nguồn: Đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế giai đoạn 2018-2020)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ khó thu tại Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân trong 3 năm vừa qua là do các doanh nghiệp không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ số DN rơi vào tình trạng này tăng qua các năm 2018- 2020 ( chiếm trên 60%), đặc biệt tăng nhanh trong năm 2020, cụ thể là năm 2018 là 60,75%, năm 2019 là 69,02% và 80,35% năm 2020. Nguyên nhân là trong năm 2020 vừa qua tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn khan hiếm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong suốt cả năm làm cho các DN hoạt động không hiệu quả nên đã phá sản, một số doanh nghiệp bỏ trốn tạo ra số nợ khó thu cho Chi cục thuế. Vì vậy, Chi cục thuế phải quan tâm, theo dõi chi tiết cho

2.3.1.3 Tình hình đôn đốc thu nợ thuế

Đây là công tác quan trọng trong quản lý nợ thuế và đòi hỏi cán bộ quản lý nợ phải triển khai thực hiện đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào việc phân loại nợ thuế, công chức quản lý nợ thuế sẽ thực hiện việc đôn đốc và xử lý thu nợ thuế trên địa bàn khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân. Tại Quyết định số 1914/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế đã đưa ra các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, như:

Đối với NNT có khoản tiền nợ thuế từ 1-30 ngày, cơ quan Thuế thực hiện gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho chủ DN hoặc người đại diện theo pháp luật để yêu cầu nộp tiền thuế nợ.

Đối với NNT có khoản tiền nợ thuế từ 31 ngày trở lên, cơ quan Thuế thực hiện ban hành 100% thông báo tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN kèm theo Quyết định số 1401/QĐ –TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi đến từng NNT còn nợ tiền thuế yêu cầu nộp ngay tiền thuế nợ vào NSNN.

Đối với số nợ từ 61 ngày trở lên, cơ quan Thuế thực hiện ban hành văn

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 45 - 60)