Sơ lược bối cảnh kinh tế xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 34 - 37)

THUẾ TẠI KHU VỰC THỌ XUÂN – THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH

HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020

2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thuthuế tại khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân thuế tại khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân

2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội.

* Giới thiệu chung về khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân

Khu vực Thọ Xuân:

Về vị trí địa lý: Huyện Thọ Xuân nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 190 50' - 200 00’ vĩ độ bắc và 1050 25’- 1050 30’ độ

Cẩm Thủy, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía đông - đông bắc giáp huyện Yên Định, đông - đông nam giáp với huyện Thiệu Hóa.

Hiện nay, toàn huyện có 38 xã, 3 thị trấn với 274 thôn, khu phố. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là hơn 29.000 ha ( số liệu đến 12/2019), trong đó diện tích đất nông nghiệp là hơn 19.000 ha ( chiếm 65,5%) diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số toàn huyện là hơn 194.000 người (năm 2019).

Về kinh tế: Nông nghiệp, ngoài cây lúa, huyện còn là một vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường. Trên địa bàn huyện có nhà máy đường Lam Sơn, nơi dẫn đầu phong trào mía đường những năm 90 thế kỷ XX.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 11,1%/năm

Thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng cao theo từng năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một được nâng cao.Thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh đạo, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế - xã hội đến quốc phòng - an ninh. Thành tựu đó được thể hiện rõ nét ở mức tăng trưởng kinh tế hàng năm gắn với kết quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Những tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; những công trình kiến trúc hạ tầng cơ sở được xây dựng mới và nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những thành quả đó đã tạo tiền đề để Thọ Xuân vững tiến vào tương lai. Thọ Xuân tiến tới thành lập Thành phố trước năm 2030, với những điều kiện thuận lợi như có sân bay Sao Vàng (nâng cấp thành sân bay Quốc tế) hình thành khu đô thị, kinh tế huyện Thọ Xuân ngày một phát triển góp phần chung vào sự phát triển của toàn tỉnh nói chung, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho bà con trong huyện nói riêng.

Về lao động: nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân 0,7%/năm, năm 2019 có 138.612 người chiếm 63,4% dân số

toàn huyện. Lao động đang hoạt động trong ngành nghề kinh tế năm 2019 có 118.849 người chiếm 61,8% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo chiếm 34,2%, còn một bộ phận khá lớn chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn chưa qua đào tạo nghề.

Khu vực Thường Xuân:

Về vị trí địa lý: Thường Xuân là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Cách thành phố Thanh Hóa 54 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc. Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và 17 km đường biên giới giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn của nước CNDCND Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện Như Xuân và Như Thanh.

Về kinh tế: là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,6%; Cơ cấu các ngành kinh tế lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,3%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2%, Thương mại và dịch vụ chiếm 29,5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 82,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 19,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 969,7 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2015; Tổng giá trị sản suất công nghiệp - xây dựng đạt 1.209,9 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2015; các ngành dịch vụ đạt 913,9 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2015. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, tiếp tục được cải thiện.

Lao động chưa qua đào tạo chiếm 70%; Lao động ở nông thôn 44.180 người, chiếm 90,4%. Là huyện có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao động nông nghiệp thời vụ. Công tác đào tạo nghề từng bước được quan tâm, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, học nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu 196 HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ và CƯỠNG CHẾ nợ THUẾ tại CHI cục THUẾ KHU vực THỌ XUÂN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH hóa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w