6 188 4023 22,18 2011 2808 15,30 Mời DN nợ đến
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Thọ Xuân – Thường Xuân
chế nợ thuế trên địa bàn Thọ Xuân – Thường Xuân
3.1.1 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính nghiêm minh, sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế.
Hiện nay, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn đang còn gây ra nhiều khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ và chứa nhiều bất ổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, các DN, tổ chức và các cá nhân kinh doanh trên địa bàn khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân. Vì vậy, để đảm bảo thu hồi được các khoản nợ thuế, hoàn thành tốt chỉ tiêu pháp lệnh về thu nợ của Tổng cục thuế và Cục thuế giao cho Chi cục thì nhiệm vụ đặt ra đối với Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân- Thường Xuân là cần sắp xếp, phân công cán bộ có năng lực, trách nhiệm để thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.
Bên cạnh đó, Đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cần phối hợp chặt chẽ với Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán – Kê khai kế toán thuế và Tin học, Đội kiểm tra để theo dõi được số thuế nợ và nguyên nhân theo từng khoản nợ, đồng thời phải phân tích được tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, các hộ kinh doanh trên địa bàn để thiết lập kế hoạch, biện pháp thu nợ hợp lý, từ đó đạt được hiệu quả cao, tăng nguồn thu cho NSNN.
Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, Chi cục cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp thu nợ từ đôn đốc đến cưỡng chế nợ thuế các khoản nợ còn
tồn đọng trong kì trước, kiên quyết không để các khoản nợ có khả năng thu hồi trở thành các khoản nợ khó đòi và nợ khó đòi thành nợ không thể thu.
Ngoài ra, đối với các khoản nợ khó thu cần tập trung thời gian và nhân lực để hoàn thiện hồ sơ theo quy định để có thể phân loại thuế và xử lý kịp thời khi có quy định cụ thể. Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo đúng quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được Tổng cục thuế ban hành và từ đó giúp phân loại nợ thuế chính xác, phân tích cụ thể từng khoản nợ để có biện pháp đôn đốc thu thuế và cưỡng chế thu một cách phù hợp, hiệu quả.
Đối với trường hợp của các DN, cần xem xét tình hình, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể áp dụng các biện pháp thu thuế hiệu quả. Đối với các DN tình hình tài chính tốt nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ thuế thì cần áp dụng ngay các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ. Còn đối với các DN đang gặp khó khăn cần phải phân chia các kỳ nộp dần thuế nợ đọng vào NSNN, tạo điều kiện cho DN duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường từ đó mới có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN.
3.1.2 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo bao quát tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và theo từng khoản nợ
Mô hình quản lý nợ thuế phải đảm bảo được đầy đủ đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế trên địa bàn để có thể đảm bảo công tác quản lý nợ được thực hiện kịp thời khi có số nợ thuế phát sinh của các chủ thể.
Đối với các nợ thuế mà DN gặp phải do một số nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn chưa có khả năng nộp thì có thể xem xét gia hạn nợ và lên lộ trình nợ thuế phù hợp cho DN. Đối với các khoản nợ mà hiện nay các đối tượng nộp thuế đang khiếu nại chưa đồng tình với mức thuế phải nộp thì xem xét để giải quyết khiếu nại, sau đó đôn đốc để thu nợ kịp thời.
Hàng tháng Chi cục thuế cần phân loại và thực hiện các biện pháp thu nợ kịp thời đối với các khoản nợ có khả năng thu. Dựa trên tình hình tài chính
thực tế của đơn vị cơ quan Thuế có thể đưa ra các yêu cầu để đơn vị có kế hoạch nộp thuế trong thời gian hạn định.
3.1.3 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch đề ra
Căn cứ vào các chỉ tiêu Pháp lệnh của Tổng cục thuế và Cục thuế giao, ngay từ đầu năm Chi cục thuế khu vực Thọ Xuân – Thường Xuân phải tích cực triển khai các biện pháp quản lý nợ, công tác quản lý thuế. Để đạt được mục tiêu đề ra Chi cục phải lập kế hoạch, phân công cán bộ theo dõi, đánh giá, thực hiện việc đôn đốc thu nợ thuế theo tình loại hình kinh doanh, từng lĩnh vực; cùng với đó là việc rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế hiệu quả.
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là bộ phận chịu trách nhiệm nhiều nhất trong công tác quản lý thu nộp tại chi cục. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm các cán bộ cần đề ra những chỉ tiêu, đưa ra những kế hoạch thực hiện trong việc đôn đốc đối với NNT, giúp NNT thực hiện nghĩa vụ thuế một cách hiệu quả nhất.