Mục tiêu tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 45 - 48)

Việt Nam sau 10 năm mở cửa giáo dục đại học, tức là cho phép các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, đã có rất nhiều trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Đây là tín hiệu đáng mừng, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các trường không có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các trường ĐHCL với các trường có vốn đầu tư nước ngoài. Để nâng cao chất lượng, thuhút được nhiều sinh viên, trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các trường ĐHCL Việt Nam đang phải đương đầu với 3 thách thức lớn là: thu hút nhân tài; mở rộng tự do học thuật và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học. Có một thực tế là muốn vượt qua những thách thức nêu trên, các ĐHCL Việt nam cần được trao quyền tự chủ đầy đủ, trong đó trường phải có nguồn tài chính đủ lớn và được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính. Vì vậy, việc giao quyền tự chủ hoàn toàn ở mức độ cao cho các trường là việc làm cần thiết hiện nay, có như vậy các trường mới chủ động tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt nam, nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới Học Viện Tài chính cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được để hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến, đào tạo đa cấp, đa ngành, chất lượng cao theo hướng mở, hướng tới người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Muốn vậy phải tập trung đổi mới nội dung chương trình, phương pháp

dạy và học, đáp ứng hiệu quả các yêu cầu xã hội, tiếp cận các chương trình, phương pháp đào tạo tiên tiến của khu vực và quốc tế; gắn đào tạo với nghiên cứu chuyển giao công nghệ tạo ra sản phẩm mới; thu hút công chức, viên chức, SV tham gia vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Trường.

Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo cho đội ngũ viên chức, giảng viên, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ giảng viên có trình độ cao.

Đồng thời quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất, chế độ đãi ngộ đối với viên chức, giảng viên, người lao động của mình nhằm động viên, khích lệ sự đoàn kết, gắn bó xây dựng Trường trở thành một Trường Đại học vững mạnh toàn diện về mọi mặt.

Ba là, coi SV là trung tâm của công tác đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để SV học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện kiến thức, nhân cách, lý tưởng, hoài bão, phát huy năng lực bản thân. Trong đào tạo, nhà trường cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống và chăm lo đời sống, sinh hoạt của học sinh, SV. Tạo điều kiện cả về kiến thức, nhân cách để các em học sinh, SV phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình, lập thân, lập nghiệp và luôn là người công dân gương mẫu của đất nước.

Bốn là, tăng cường công tác hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực, kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ giảng dạy, nghiên cứu, v.v...; mở rộng các hình thức liên kết đào tạo đa dạng với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nhằm bảo đảm chất lượng học viên đào tạo ra trường có năng lực thực hành ngày càng cao đáp ứng yêu cầu xã hội, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu trước mắt:

+ Tăng cường khai thác các nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước.

+ Căn cứ trên năng lực đội ngũ phát triển hoạt động đào tạo đối với các ngành trường có thế mạnh, ổn định chỉ tiêu tuyển sinh chính quy và các hệ trong bậc đại học theo chỉ tiêu được giao. Đặc biệt tăng cường tuyển sinh sau đại học để phát triển nguồn thu từ các hoạt động đào tạo theo nhiệm vụ được giao.

+ Tăng cường phát triển nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ, phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH của trường.

- Về công tác quản lý nguồn lực tài chính: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính giữa nhà trường với các đối tác theo hướng tạo sự công bằng về trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hoạt động liên kết đào tạo. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý thu học phí, các bậc, hệ đào tạo trong nhà trường theo hướng tập trung vào đơn vị chức năng để quản lý tốt hơn nguồn thu và tiết kiệm nguồn lực.

- Về công tác sử dụng nguồn lực tài chính: Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng nguồn lực theo hướng công bằng và hiệu quả. Sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để tăng tích lũy phục vụ chi đầu tư phát triển nhà trường, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động giáo dục và NCKH. Các định mức chi tiêu phải được hoàn thiện theo cơ chế quản lý tài chính đổi mới.

- Về công cụ quản lý tài chính: Tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên quan điểm công bằng, minh bạch cho mọi CCVC trong nhà trường, cải tiến những điểm chưa phù hợp trong chi tiêu, tiết kiệm chi để tăng cường đời sống cho CCVC, xây dựng chế độ khoán kinh phí cho các đơn vị chủ động trong việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ, xây dựng cơ chế khuyến khích CCVC nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ thông qua chế độ đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, nhằm đạt mục tiêu tăng cường thu nhập từ nhà trường của

CCVC lên 12-15%/năm. Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán, áp dụng những phần mềm kế toán hiện đại nhằm quản lý tốt và minh bạch nguồn tài chính.

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w