Kiến nghị với Bộ Công thương

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 58 - 61)

Sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan quản lý là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quyền tự chủ của các trường. Các cơ quan chỉ nên thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và điều chỉnh khi các đơn vị thực hiện sai luật. Nên để các trường tự quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục - đào tạo và tài chính. Kinh phí thường xuyên hàng năm phân bổ cho trường căn cứ trên chỉ tiêu biên chế được duyệt. Tuy nhiên thực tế các quyết định giao chỉ tiêu biên chế thường được ban hành sau thời điểm giao dự toán. Đơn vị phải tự cân đối từ nguồn tăng thu sự nghiệp trong năm để đảm bảo chi thường xuyên cho số biên chế phát sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của trường và nguồn kinh phí tiết kiệm để chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức của đơn vị cũng bị ảnh hưởng.

Theo đó, việc phân bổ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cần theo hướng dựa trên kết quả đầu ra của hoạt động giáo dục đào tạo (số lượng SV tốt nghiệp; chất lượng SV tốt nghiệp, khả năng được tuyển dụng của SV sau khi tốt nghiệp...) hơn là phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào chỉ tiêu biên chế được nhà nước giao như hiện nay.

Thực hiện việc cho phép các cơ sở đào tạo được quy định mức thu học phí và sử dụng học phí cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo tăng cường nguồn thu sự nghiệp đáp ứng nhu cầu chi tiêu, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đổi mới chính sách về lao động, tiền lương và phân phối thu nhập: Chính sách lao động, tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hiện nay vẫn là quản lý theo biên chế, áp dụng hệ thống ngạch bậc, thang bảng lương như cơ quan hành chính, không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là một rào cản lớn trong việc đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp; rất khó khăn khi xử lý những cán bộ có năng lực hạn chế, lớn tuổi, hiệu suất làm việc thấp; khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực, khó tuyển dụng những người lao động trẻ, có trình độ cao vì tiền lương, thu nhập của người lao động không tạo được động lực để thu hút những người có trình độ cao vào làm việc ở đơn vị sự nghiệp công.

Cần đổi mới chính sách về lao động, tiền lương theo hướng xóa bỏ việc quản lý biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công; hệ thống thang bảng lương của nhà nước là cơ sở để đơn vị vận dụng xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo kết quả công việc. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đơn vị được quyền chủ động ký kết hợp đồng lao động, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý để có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị.

Quy chế trả lương, phân phối thu nhập cho người lao động do đơn vị tự xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ; phương án phân phối tiền lương, thu nhập phải đảm bảo nguyên tắc thu nhập của cá nhân người lao động phù hợp với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân của các bộ phận trong đơn vị, cũng như cả đơn vị.

Nghiên cứu, sửa đổi cơ chế xét duyệt quyết toán theo hướng thủ trưởng các đơn vị dự toán phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý tài chính và quyết toán của đơn vị mình. Cơ chế thanh toán, quyết toán các nguồn kinh

phí hiện nay còn rất phức tạp rườm rà nhưng vẫn không chặt chẽ và hiệu quả, trình tự thủ tục quá nhiều cấp, nhiều cơ quan nên không rõ trách nhiệm, chậm tiến độ.

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đã được mở rộng hơn nhưng quy định về trách nhiệm quản lý tài chính và quyết toán của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, chưa tương xứng với quyền hạn được giao. Đổi mới cơ chế tài chính cần giảm bớt các thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc báo cáo quyết toán, các cơ quan chủ quản chỉ tập trung đánh giá chất lượng hiệu quả thực hiện công việc của đơn vị. Cần sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách chế độ liên quan đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD- ĐT.

Các chính sách chế độ liên quan đến cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT. Các chính sách, chế độ cần được ban hành có tầm nhìn dài hạn. Qua đánh giá tổng kết thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các trường cho thấy một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đó là chưa có sự đồng bộ của hệ thống chính sách. Nhiều chính sách còn quá cũ và không phù hợp với thực tiễn. Vấn đề trước mắt là phải sửa đổi ban hành mới các quy định liên quan đến vấn đề phí, lệ phí tuyển sinh theo hướng để cho các trường tự quyết định mức học phí, số lượng tuyển sinh để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, từ đó tạo ra những động lực mới cho sự phát triển. Tuy vẫn còn những hạn chế, những tồn tại nhất định trong hoạt động, nhưng hệ thống các trường ĐHCL ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự phát triển của các trường ĐHCL sẽ luôn chịu sự chi phối trực tiếp bởi cơ chế, chính sách và các ưu đãi mà Chính phủ trao cho. Trao quyền tự chủ tài chính thực sự và đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường ĐHCL là giải pháp chiến lược nhằm phát triển bền vững và nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam. Trường Học Viện Tài chính sau khi thực hiện tự chủ tài chính đã đạt được những thành công đáng kể, chất lượng giáo dục đào tạo của trường được nâng lên, uy tín, vị thế của trường được khẳng định, chất lượng lao động cao và thu nhập người lao động được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Học Viện Tài chính cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực, sáng tạo. Chính vì lí do đõ luận văn của tôi đã khai thác và tìm kiếm một số giải pháp để hoàn thiện hơn về tự chủ tài chính tại Học Viện Tài chính. Rất mong nhận được sự góp ý và đóng góp của thầy để hoàn thiện hơn về đề tài luận văn của tôi.

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w