Ưu điểm và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 40 - 41)

Thứ nhất, Về mặt nhận thức và quan điểm

Khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chính đã tác động đến nhận thức và quan điểm của Ban Giám hiệu nhà trường từ tư duy, quan điểm thụ động, phụ thuộc sang tư duy, quan điểm chủ động, tự chủ. Ban Giám hiệu đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện sắpxếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho CCVC trong nhà trường.

Thứ hai, Về nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Trường đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo từ Cao đẳng, Đại học; Các hình thức liên thông từ Trung học, Cao đẳng lên Đại học, đào tạo Thạc sỹ... Trên cơ sở mở rộng các hoat động dịch vụ, tăng nguồn thu, cùng với nguồn kinh phí NSNN giao đã từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội; tạo điều kiện cho người dân ngày càng có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao.

Thứ ba, Về công tác quản lý và thực thi quyền tự chủ về chi

Trường có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát quản lý nội bộ như xây dựng các tiêu chuẩn định mức, chi phí… từ đó tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đào tạo và NCKH công nghệ.

Thứ tư, Thu nhập tăng thêm của người lao động.

Nhờ có tự chủ tài chính trường đã thực hiện đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho người lao động. So với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ thì đời sống vật chất, tinh thần của CCVC trong trường đã có sự thay đổi rõ rệt, bình quân thu

nhập tăng thêm của trường chi trả cho người lao động tăng lên khoảng 1,3 đến 1,5 lần. Thu nhập bình quân năm 2016 là 11 triệu đồng/1CCVC/tháng, năm 2018 là 15 triệu đồng/1CCVC/tháng.

Thứ năm, Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ, nhà trường đã quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, nhằm đáp ứng đòi hỏi yêu cầu quản lý nội bộ của đơn vị, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Do vậy quy chế chi tiêu nội bộ được công khai, dân chủ, minh bạch và có sự bàn bạc, thống nhất giữa Ban Giám hiệu và Công đoàn (đại diện cho người lao động), nội dung chi, mức chi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tính chất hoạt động của đơn vị, đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Quy chế đã bao quát khá đầy đủ các nội dung liên quan đến công tác tài chính của trường, giúp nhà trường cân bằng các nguồn tài chính để phục vụ nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả, đảm bảo cho công tác tài chính của trường đi vào nề nếp, ổn định.

Một phần của tài liệu 263 tự CHỦ tài CHÍNH tại học VIỆN tài CHÍNH (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w