Giải pháp về bảo tồn di sản

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bình Định (Trang 86 - 88)

2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so v ới nội dung yêu cầu đã đề ra trong

3.2.5. Giải pháp về bảo tồn di sản

* Đối với Nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua các biện pháp sau:

78

- Tổ chức thực hiện các dựán nghiên cứu, thu thập thống kê. - Phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên định kỳ về di sản văn hóa.

- Tăng cường truyền dạy phổ biến, xuất bản trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa

Đầu tư và hỗ trợkinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ngăn chặn nguy cơ làm mai một thất truyền các di sản văn hóa truyền thống.

Ví dụnhư việc bảo tồn và phát triển các làng võ nói riêng và Võ cổ truyền Bình Định nói chung, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định trong thời gian đến. Công tác bảo tồn và phát triển theo 3 hướng sau đây:

Một là, xác định công tác bảo tồn các làng võ tiêu biểu của tỉnh là một trong những dự án bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Bình Định. Dự án được triển khai từ nay đến năm 2020 và tiến hành theo hai bước.

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, điều tra các làng võ tiêu biểu như Thuận Truyền, An Vinh, An Thái, Thắng Công của huyện Tây Sơn, An Nhơn và một số địa phương khác. Khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát sẽ được ghi lại dưới 3 dạng: báo cáo khoa học, phim tư liệu và tập ảnh khảo tả. Tất cả được lưu trữtrong Ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể tỉnh Bình Định.

Bước 2: Từ các tài liệu có được trong quá trình điều tra và được lưu trữ trong Ngân hàng dữ liệu, sẽ chọn lọc các giá trịtiêu biểu để khôi phục nhằm giới thiệu rộng rãi trong cảnước, đồng thời đưa vào chương trình giáo dục của tỉnh.

Hai là, tiếp tục sưu tầm các bài võ cổ truyền Bình Định hiện đang lưu hành trong cả nước, tổ chức thẩm định và hệ thống thành chương trình giảng dạy võ BìnhĐịnh từ sơ cấp đến cao cấp.

Ba là, thực hiện chương trình đưa võ vào trường học. Bước đầu sẽ thay bài tập thể dục giữa giờ bằng các bài võ cổ truyền Bình Định. Bước tiếp theo,

79

đưa nội dung tập võ vào chương trình hoạt động nội khoá trong các trường phổ thông.

- Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

- Thực hiện thẩm định miễn phí hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa đó.

* Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp.

- Tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa phi vật thể.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày giới thiệu sản phẩm đí với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống.

- Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và một số ưu đãi khác đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

* Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa khách du lịch tham quan.

- Không phá vỡ cảnh quan môi trường tại các di sản văn hóa khi xây dựng các công trình kiến trúc tại các khu, điểm du lịch.

- Tuyên truyền, bổ biến, giáo dục nhân viên và du khách hiểu về giá trị của các di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bình Định (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)