Các lảng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bình Định (Trang 46 - 47)

2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so v ới nội dung yêu cầu đã đề ra trong

2.2.1.4.Các lảng nghề truyền thống

Bình Định là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề đa dạng và phong phú. Toàn tỉnh có 54 làng nghề truyền thống trong đó có 38 làng nghề truyền thống đã được đưa vào danh mục quy hoạch phát triển đến năm 2020 và 5 làng nghề được tỉnh chú trọng phát triển du lịch; đó là làng Rượu Bàu Đá ở xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, làng Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, làng rèn Phương Danh ở thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, làng nón ngựa Phú Gia ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát và làng dệt thổ cẩm Hà Ri ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

38

Vùng Nhơn Hậu (An Nhơn) nằm trong khu vực của quần thể di tích Chăm là vùng tập trung nhiều làng nghề nhất. Trong đó phải kể đến làng nghề nổi tiếng nhất là làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ (tiện, chạm khắc gỗ)và nghề làm Rượu Bầu Đá là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Rượu Bầu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy làm nên bàu rượu ngon lành, ngoài ra còn có 33 thêm nghề làm gốm gia dụng, có thể qui hoạch làm nơi sản xuất những sản phẩm lưu niệm du lịch hoặc làm nơi tham quan cho du khách.

Xã Cát Tường, huyện Phù Cát có nghề làm nón - trong đó sản phẩm Nón Ngựa Gò Găng rất độc đáo và nổi tiếng xa gần.

Làng dệt Thổ Cẩm Hà Ri cách Qui Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Ba Na nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Việc dệt được tấm vải thổ cẩm là cả một quá trình. Váy, áo… dệt mất 30 -35 ngày có thể còn lâu hơn tùy thuộc vào số lượng hoa văn trên vải nhiều hay ít và người dệt có khéo tay hay không.

Làng Gốm Vân Sơn: xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn cách thành phố Qui Nhơn 30km. Đất làm gốm là đất sét trắng ngà không lẫn sạn mà chỉ vùng này mới có. Gốm Vân Sơn có đủ loại: chum, vò, ang, chậu, thạp, bộng giếng, ấm…

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch tỉnh Bình Định (Trang 46 - 47)