Tuyên truyền và quảng bá hình ảnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 84 - 85)

1. Tổng quan về Lễ hội Tháp Bà

3.3.1. Tuyên truyền và quảng bá hình ảnh

Cần phải có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể, lâu dài, phải có sự đầu tư lớn cho việc quảng bá. Những công cụ truyền thông như: sách, tập gấp,

sơ đồhướng dẫn, phim ảnh, bài viết, hay việc đưa tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng cần tiến hành bằng cả ngoại ngữ và phát hành

rộng rãi trong cả nước và nước ngoài. Phải quảng bá ngay từ đầu và kiên trì.

Việc quảng bá, xúc tiến phải được thực hiện, tuyên truyền đúng nội dung, thời

điểm và phù hợp với thị trường khách du lịch cũng như mục tiêu nên tập

trung vào các hình thức: họp báo, cổ động trực quan, website, báo chí và các ấn phẩm du lịch. Cần phải biết tiếp thị Lễ hội sao cho việc khai thác các giá

trị của Lễ hội theo hướng tích cực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ý nghĩa

của Lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh vị thế và ý nghĩa của Lễ hội.

Các kênh truyền thông có một vai trò rất quan trọng và tỏ ra là một

kênh thông tin hữu hiệu nhất để quảng bá cho Lễ hội du lịch nói chung và Lễ

hội Tháp Bà nói riêng. Sự đóng góp của báo chí trong việc phản ánh và xây

dựng hình ảnh Lễ hội trong tâm trí người dân là rất lớn. Do đó, cần tận dụng một cách triệt để ưu điểm của thông tin truyền thông vào quảng bá cho Lễ hội, phục vụ du lịch. Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc và mạng internet cần

được phổ biến sâu rộng, tìm kiếm sự giúp đỡ của các cấp, thành phố, các đài phát thanh, các cơ quan báo chí và phương tiện truyền thống đại chúng phổ

biến và có uy tín.

Ban tổ chức nên xem xét lắp dựng các biển quảng cáo, tuyên truyền, quảng bá cho Lễ hội Tháp Bà tại các cửa ô và trung tâm thành phố; tổ chức

họp báo tại một số thành phố lớn trong nước; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng; làm việc với các doanh nghiệp hình thành các dòng

sản phẩm du lịch đặc trưng làm quà tặng, trưng bày như: tôm khô, mực khô, các sản phẩm gốm hoặc các đồ thủ công tinh xảo…Đồ gốm có thể dùng chính mô hình thu nhỏ của Tháp hoặc các công trình kiến trúc trong quần thể di tích để phỏng dựng, vừa có ý nghĩa quảng bá vừa đem lại nguồn thu cho sản phẩm làng nghề. Đồng thời làm mới, nâng cấp các loại hình dịch vụ du lịch truyền thống, xây dựng các loại hình du lịch mới nội vùng và liên vùng dựa

trên tiềm năng sẵn có.

Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh nên có nhiều hoạt động góp phần giới thiệu, phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh, cụ thể như phối hợp với các địa

phương tổ chức hội thi tìm hiểu di sản văn hóa dành cho học sinh cấp cơ sở, cấp trung học và cán bộ, công chức (tùy theo địa phương). Đồng thời, yêu cầu

cán bộ của trung tâm viết các bài viết đăng báo, tạp chí, góp phần nâng cao

hiểu biết của cộng đồng về di sản văn hóa của xứ Trầm Hương. Ngoài ra, cần

thường xuyên tổ chức chuẩn bị triển lãm ảnh đối chứng Tháp Bà xưa và nay.

Thời gian tới, trung tâm cần tiếp tục lập hồ sơ công nhận các di tích có giá trị,

trùng tu các di tích có nguy cơ xuống cấp, xây dựng các bia di tích vừa được

công nhận; đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)