Giá trị tâm linh của tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sởđối với cộng đồng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 34 - 35)

đồngngười Chăm

Trong dân gian, Bà Mẹ Xứ Sở Po Inư Nagar và sau này là Thiên Y A Na Thánh Mẫu không chỉ tồn tại, lưu truyền trong tâm thức nhân dân mà còn

lan tỏa, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, mưu sinh của nhân dân. Các vua

triều Nguyễn đã nhiều lần ban sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu ở Tháp Bà Po Nagar và ở các miếu thờ trong các làng quê Khánh Hòa, là Thượng đẳng thần với tên gọi Thiên làng. Ở nhiều ngôi chùa, người dân còn phối thờ Bà và coi như vị phúc thần của mảnh đất xứ Trầm hương. Đối với người Chăm, Po Inư Nagar là hiện thân cho tất cả thần thánh trong đời sống tâm linh. Trong

37 loại lễ tục cúng tế lớn của người Chăm không có một loại cúng nào mà không có mặt vị Nữ thần này.

Chính vì có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh như

vậy, cho nên thần được người Chăm suy tôn thành Nữ thần mẹ xứ sở vĩ đại. Mỗi vùng, mỗi nơi, người Chăm đều xây dựng nhiều đền tháp đẹp để thờ Nữ

thần. Qua một số bia kí, những lời ca, tục cúng chúng ta không chỉ thấy

người Chăm dâng lên lễ vật, vàng bạc châu báu, áo quần, lộng che, kiệu

khiêng với nhiều hoa văn đẹp cho thần (hoa 4 cánh, hoa văn hạt lúa nổi hiện

thân của nữ thần và chỉ có nữ thần mới được mặc váy hoa văn loại này) mà người Chăm còn có những bài thánh ca cầu cúng thần với những lời văn đẹp,

bóng bẩy, những ngôn từ mỹ lệ như gỗ trầm hương, hoa trái, hạt lúa trắng, ruộng đất, vườn cây, trâu bò, cò bay ... để hát để kể về nữ thần. Những từ ngữ ấy chính là do vị nữ thần sinh ra để mang tên đất, tên vùng, tên sông, tên núi

một hình ảnh đất nước tươi đẹp gắn liền với cương vực quốc gia, dân tộc, gợi

lên một cảnh đất nước phồn thịnh, thanh bình và êm ả của người Chăm thời viễn cổ.

Đối với người Chăm, vai trò của Nữ thần Po Inư Nagar đặc biệt quan trọng, Bà dạy người Chăm biết cách trồng lúa, dệt vải, là vị thần đầy quyền

năng sáng tạo. Bà đã nâng đỡ người Chăm đi những bước đầu trong tiến trình

lập quốc của mình. Hình ảnh Po Inư Nagar là Bà mẹ nhiệm màu đã xóa đi

mọi ngăn cách tôn giáo, vậy nên dù là tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào thì Bà cũng có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người

Chăm. Bà được tôn thờ một cách độc lập và trở thành một biểu tượng thiêng liêng.

Nói cách khác, hình tượng Po Inư Nagar đã trở thành điểm hội tụ, là hình tượng chung đẹp nhất trong mọi vị thần và là một biểu tượng chung của tục thờ Mẫu trong đời sống mẫu hệ của người Chăm mà hàng năm họ vẫn còn

cầu cúng, suy tôn. Và như vậy, hình tượng Po Inư Nagar đã thực sự ăn sâu vào tâm trí mọi người dân ChămPa suốt bao thế hệ từ xưa đến nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)