Trang phục: vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam giới và nữ
giới người Chăm đều mặc lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ, can thân và nách
từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo
cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc còn
thấy nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách
Ẩm thực: theo mùa. Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và
chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền của
người Chăm.
Lịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.
Chữ viết và giáo dục: Dân tộc Chăm có chữ viết từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ
thống văn tự Sancrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo.
Ma chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổtáng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bàlamôn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong
cùng một dòng họthì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.
Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình
một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân.
Tín ngưỡng tôn giáo: Đồng bào Chăm ở nước ta hình thành ba nhóm tín ngưỡng chính là: Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn, Chăm Bà ni
(Hồi giáo Bà ni) và Chăm Islam (Hồi giáo Islam). Cũng có một bộ phận
không nhiều không theo tôn giáo nào.
Lễ hội cổ truyền: lễ hội Păng Kate là một lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng. Tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vịanh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần).
Nghề thủcông: nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với
các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã
từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.