Tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 26 - 27)

Người Chăm thường sinh sống tập trung trong Palei Cam (làng Chăm).

Mỗi Paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, cùng theo một tôn giáo nhất

định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi Paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Palei là người đóng vai trò rất quan trọng trong Paley. Luật tục Chăm

ghi:

Ếch có nắp đậy hang

Làng có chủ cai quản.

Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời Po Paley

cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình

hạnh phúc, con cháu sum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:

Cây to lan tỏa một lòng,

Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về

vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục

đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có

quyền phân xử những thành viên trong Paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng.

Người Chăm có tập quán bốtrí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần

thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như

thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ1.000 người đến 2.000 người.

Mỗi một dòng họ có một chiếc Atâu - là vật thờ rất là quan trọng của

gia đình, dòng tộc, được làm từ loại cây mây rừng, chiết atau có chức năng để đựng đồ, vật lễ như: đồ trang phục lễ của tổ tiên ông bà để lại, bên cạnh đó còn dùng để đựng vật phẩm dâng cúng cho thần ở các đền tháp, và thánh đường, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk

Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng

họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối[34].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch đối với Tháp Bà Lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)