Trong quá trình tồn tại và phát triển, cư dân cổ Chăm Pa đã để lại một
đất miền Trung và Tây Nguyên ngày nay. Những thành tựu của nền văn hóa Chăm Pa được thể hiện đầy đủ và tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực: nghệ thuật
xây dựng kiến trúc đền tháp; nghệ thuật điêu khắc; bia ký; chữ viết; tôn giáo tín ngưỡng…
Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn ở phía Bắc, Tháp Bà Po Nagar ở phía
Nam là biểu tượng kiến trúc rực rỡ của vương quốc Chăm Pa. Dưới vương
triều Panduranga thời Hoàn vương quốc, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Po Nagar là Mẹ xứ sở của
người Chăm, tên thường gọi là Tháp BàPonagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh, khi đó Po Nagar cũng đang trở thành thánh địa của miền Nam Chăm Pa,từ một đền thờ Shiva, trở thành đền thờ Mẹ xứ sở của vương quốc Chăm Pa, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva. Từ thế kỷ XVII, công trình được người Việt sử dụng, gìn giữnhư một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh.
Khu đền tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo,
tinh thần của dân tộc Chăm. Mỗi công trình chứa đựng những tinh hoa nghệ
thuật của văn hóa Chăm Pa. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Tháp Bà Ponagar là di tích cấp Quốc gia.
Quá trình trùng tu
Các công trình kiến trúc ở đây đã trải qua hơn nghìn năm và chịu nhiều sựtác động của tựnhiên và con người, của chiến tranh. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Tháp Bà Ponagar đã trải qua một số lần trùng tu tôn tạo. Lần thứ nhất
người Pháp tu bổvào những năm 30 của thế kỷ XX. Dấu ấn rõ nhất của đợt tu bổ này là những chỗ gạch trát xi măng. Sau đó, những năm 90 của thế kỷ XX,
chúng ta đã tiếp tục tu bổ để bảo tồn những ngôi tháp cổ. Lần tu bổ gần đây
nhất là năm 2010 ở tháp Nam.
Di tích luôn được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; công tác tu bổ được thực hiện thường xuyên và trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, nhất là mỗi dịp Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 đến 23
tháng 3 âm lịch hàng năm khách hành hương về dự lễ rất đông. Có thể nói, khu di tích Tháp Bà Po Nagar ở Nha Trang - Khánh Hòa chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu Việt - Chăm trong lịch sử, là
biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng
đồng của các dân tộc Việt Nam hôm nay và là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đến Nha Trang - Khánh Hòa. Thông qua lễ hội cũng là một dịp để du khách trong và ngoài nước, những nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử, về những nét đẹp văn hóa truyền thống của con người và mảnh đất Khánh Hòa.