Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ trợ lực phanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Camry 2.5Q (Trang 30 - 33)

Trên xe Camry sử dụng bộ trợ lực chân không kiểu hai buồng rất gọn và đặc biệt khỏe (có hai buồng chân không).

 Cấu tạo bầu trợ lực phanh:

Hình 2.8 Cấu tạo bầu trợ lực phanh

1- Piston số 2; 2- Piston số 1; 3- Van chân không; 4- Van điều khiển; 5- Lò xo hồi vị van khí ; 6- Lọc khí; 7- Cần điều khiển từ bệ phanh; 8- Thân

hãm van.

 Nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực phanh: - Khi không đạp phanh:

Khi không đạp phanh thì không có lực tác dụng lên cần điều khiển van. Vì vậy van khí và cần điều khiển van bị đẩy sang phải nhờ sức căng của lò xo hồi van khí và chúng dừng lại khi van khí chạm vào tấm chặn van. Lúc này do van khí đẩy van điều khiển sang phải cửa thông với khí trời qua lọc khí vào

trong bị đóng lại.

Mặt khác van chân không và van điều khiển không tiếp xúc với nhau nên cửa (A) được thông với cửa (B) .Vì vậy chân không tác dụng lên cả buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi nên không có sự chênh áp giữa các buồng cả hai phía của piston.

-Khi đạp phanh:

Khi đạp phanh cần điều khiển phanh và van khí cùng bị đẩy sang trái. Vậy van điều khiển và van chân không tiếp xúc với nhau bịt đường thông giữa cửa (A) của buồng áp suất không đổi và cửa (B) của buồng áp suất thay đổi. Tiếp đó van khí sẽ tách ra khỏi van điều khiển và không khí từ lọc khí qua cửa vào buồng áp suất thay đổi. Nó sinh ra sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp xuất thay đổi làm piston dịch chuyển sang trái. Lực tác dụng lên piston sinh ra bởi sự chênh lệch được truyền tới đĩa phản lực qua thân van rồi tới cần đẩy trợ lực trở thành lực đầu ra của trợ lực. Diện tích tiếp xúc với áp suất của piston số 1 và số 2 nhân với sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi sẽ bằng lực đầu ra của trợ lực.

Hình 2.9 Bầu trợ lực phanh ở trạng thái đạp

Nếu bàn đạp đạp hết hành trình thì van khí sẽ tách hoàn toàn khỏi van điều khiển. Trong điều kiện này buồng áp suất thay đổi sẽ được điền đầy không khí và sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi sẽ đạt cực đại vì vậy tạo ra lực lớn nhất lên piston. Ngay cả khi tác dụng thêm lực lên bàn đạp phanh thì mức độ trợ lực tác dụng lên piston cũng không đổi và lực tác dụng thêm sẽ được truyền đến xylanh phanh chính thông qua cần đẩy.

- Khi nhả phanh:

Khi nhả phanh thì cần điều khiển van khí bị đẩy sang phải nhờ lò xo hồi van khí và phản lực từ xylanh phanh chính. Nó làm cho van khí tiếp xúc với van điều khiển, đóng đường thông giữa khí trời với buồng áp suất thay đổi, cùng lúc đó van khí cũng nén lò xo van điều khiển lại vì vậy van điều khiển bị tách ra khỏi van chân không làm thông cửa A và B. Điều này cho phép không khí từ buồng áp suất thay đổi chạy sang buồng áp suất không đổi làm triệt tiêu sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng. Piston bị đẩy lại sang phải nhờ lò xo màng và trở về trạng thái không hoạt động.

- Khi không có chân không:

Nếu vì một lý do nào đó mà không có chân không tác dụng lên trợ lực phanh thì sẽ không có sự chênh áp giữa buồng áp thay đổi và buồng áp không thay đổi (cả hai buồng được điền đầy không khí). Khi trợ lực phanh ở trạnh thái không hoạt động thì piston bị đẩy sang trái nhờ lò xo màng.

Tuy nhiên khi đạp phanh thì cần điều khiển van bị đẩy sang trái và đẩy vào van khí, đĩa phản lực và cần đẩy trợ lực. Vì vậy lực từ bàn đạp phanh được truyền tới piston của xylanh phanh chính để tạo ra lực đạp phanh. Cùng lúc đó van khí đẩy vào tấm chặn van (được lắp trong thân van). Vì vậy piston cũng thắng được sức cản của lò xo màng để dịch sang trái. Như vậy phanh vẫn có tác dụng ngay khi không có chân không tác dụng lên trợ lực phanh. Tuy nhiên do trợ lực phanh không hoạt động cảm thấy chân phanh nặng .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Camry 2.5Q (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w