Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 269 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán: Do đơn vị chỉ bố trí 01 người làm kế toán trưởng làm công việc kế toán mà khối lượng công việc đôi khi bị quá tải, làm việc không hiệu quả, dễ xảy ra sai sót nhầm lẫn.

Thứ hai, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ: Đơn vị đã thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra chứng từ kế toán để phát hiện ra những chứng từ bất hợp lệ, bất hợp pháp nhưng chủ yếu mới chỉ kiểm tra chứng từ mà chưa thường xuyên đối chiếu chứng từ với hạch toán trên sổ sách. Nhiều chứng từ còn thiếu dấu, chữ ký và ngày tháng

Thứ ba, về tổ chức lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán: Đơn vị sử dụng hình thức kế toán là nhật ký chung nhưng thực tế kế toán đơn vị vẫn chưa ghi chép vào sổ rõ ràng mà chỉ theo dõi riêng cá nhân. Công việc ghi sổ kế toán thường được dồn vào cuối tháng, cuối quý nên dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, bỏ sót hoặc bị trùng lặp trong khi hạch toán.

Thứ tư, về tổ chức báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán chỉ lập theo quy định chế độ kế toán hiện hành và một số báo cáo kế toán cuối năm theo quy định của cơ quan chủ quản. Hệ thống báo cáo kế toán mới chỉ dừng lại ở mặt lượng mà chưa có sự phân tích về mặt chất. Việc phân tích BCTC gần như không được thực hiện để giúp đơn vị đưa ra những quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất. Hệ thống báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành các hoạt động sự nghiệp của nội bộ đơn vị là chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, về tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán: Trường chưa tự kiểm tra kế toán một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống, toàn diện tình hình

tài chính, ngân sách ngay trong khi thực hiện công việc kế toán của từng kỳ kế toán.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan: Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hiện nay Bộ Tài chính đã thành lập ban soạn thảo để nghiên cứu, soạn thảo ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế theo lộ trình cho phù hợp với điều kiện tổ chức công tác kế toán của Việt Nam. Với khuôn khổ pháp luật về kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp như hiện nay, do còn nhiều điểm khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế khiến cho khó khăn của công tác tổ chức kế toán ngày càng phức tạp.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công tác tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chưa được cấp trên tiến hành thường xuyên, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế, việc cập nhật với công nghệ thông tin,văn bản,quy định mới còn kém.

Thứ hai, trường mầm non Hòa Lâm là đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh không nhiều nên tổ chức bộ máy kế toán đơn vị chỉ có 01 người làm kế toán nên dễ có sai sót, nhầm lần.

Thứ ba, việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong trường còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ.

Thứ tư, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường lặp đi lặp lại nên rất dễ dẫn đến việc kế toán ghi trùng lặp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó dẫn đến sai sót các thông tin kinh tế tài chính.

Thứ năm, quan niệm của lãnh đạo đối với vai trò của kế toán nói chung và bộ máy kế toán nói riêng còn chậm đổi mới. Vai trò của bộ phận tài

chính kế toán còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Lãnh đạo trường chưa theo sát, nắm bắt được tình hình, công tác kế toán của đơn vị.

Thứ sáu, trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường chưa được đầy đủ, đã cũ và xuống cấp như hệ thống các máy tính server lưu trữ dữ liệu kế toán hàng ngày, tủ kho lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo, máy fax, máy in,…làm ảnh hưởng đến các công việc kế toán

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG MẦM NON XÃ HÒA LÂM – HUYỆN ỨNG

HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 269 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w