5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Về phía trường mầm non Hòa Lâm
- Thứ nhất, trường cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, chính sách kinh kế tài chính mới ban hành. Đồng thời, cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Bên cạnh đó, trên cơ sở những bất cập trong thực tế hoạt động trường phải kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước. Khi có những khó khăn trong việc vận dụng chế độ kế toán cần chủ động tìm sự giúp đỡ từ cơ quan có thẩm quyền hoặc từ các đơn vị khác.
- Thứ hai, đơn vị cần xây dựng lộ trình hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ trong đơn vị theo hướng hiện đại hóa, gọn nhẹ và hiệu quả, tăng cường công tác kiểm tra kế toán tại đơn vị.
- Thứ ba, đơn vị cần quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ kế toán tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, cập nhật những quy định, luật kế toán mới nhất.
- Thứ tư, đơn vị cần nhận thức đầy đủ về vai trò của công nghệ thông tin, của phần mềm kế toán đối với công tác kế toán, đào tạo và cập nhật kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ kế toán đơn vị.
- Thứ năm, đơn vị cần xây dựng thêm các tài khoản chi tiết để phục vụ cho việc theo dõi đầy đủ, chi tiết tình công nợ tại đơn vị.
- Thứ sáu, đơn vị đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang bị phục vụ cho công tác kế toán
KẾT LUẬN
Tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý. Do đó việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác quản lý, trong đó có việc xây dựng, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán là một nội dung quan trọng cần thực hiện ở các đơn vị.
Trong quá trình thực tập tại trường mầm non Hòa Lâm, tôi đã hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán nói chung. Từ đó, tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hiện nay một cách hệ thống. Luận văn phản ánh một cách khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện và những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán tại đơn vị nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
Do thời gian thực tập tại đơn vị có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị tại trường mầm non Hòa Lâm, đặc biệt là Phòng Kế toán để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kế toán công đã hướng dẫn, dìu dắt tôi, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của TS. Võ Thị Phương Lan, người đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
2. Bộ Tài chính, Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
3. Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL.
4. Chính phủ, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL.
5. GS. TS Đoàn Xuân Tiên (chủ biên), TS. Lê Văn Liên, Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân (đồng chủ biên) (2018) “ Giáo trình nguyên lý kế toán” , NXB Tài chính.
6. PGS.TS. Phạm Văn Liên (chủ biên) (2013). “Giáo trình Kế toán Hành chínhsự nghiệp”, NXB Tài chính.
7. PGS.TS Trương Thị Thủy và TS Ngô Thanh Hoàng (2015) “Bài giảng gốc Kếtoán quản trị Công”, NXB Tài chính.
8. Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015.
9. Quốc hội, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
10. ThS. Ngô Thanh Hoàng (chủ biên) (2013). “Câu hỏi – bài tập và thực hành môn Kế toán Hành chính sự nghiệp”, NXB Tài chính.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng Phụ lục 02: Giấy đề nghị thanh toán
Phụ lục 03: Bảng kê chứng từ thanh toán Phụ lục 04: Giấy rút tiền mặt
Phụ lục 05: Sổ quỹ tiền mặt - nguồn học phí
Phụ lục 06: Sổ quỹ tiền mặt - nguồn ngân sách nhà nước Phụ lục 07: Thuyết minh báo cáo tài chính
Phụ lục 08: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động Phụ lục 09: Thuyết minh báo cáo quyết toán
Phụ lục 10: Báo cáo chi tiết nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại
PHỤ LỤC 10: BÁO CÁO CHI TIẾT NGUỒN NSNN VÀ NGUỒN PHÍ ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐỂ LẠI
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:--- Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: --- Khóa: ---; Lớp: ----
Đề tài:---
Nội dung nhận xét:
1.Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
2.Về chất lượng và nội dung của luận văn/đồ án
- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành. - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu. …………..
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Điểm: - Bằng số - Bằng chữ
Người nhận xét (Ký tên)
Họ và tên người phản biện:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên---; Khóa---; Lớp----
Đề tài:---
Nội dung nhận xét:
- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành. - Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu. - Nội dung khoa học
….
Điểm: - Bằng số: - Bằng chữ:
Người nhận xét