Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu 269 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là công việc quan trọng nhằm xác định tính hợp pháp của các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, tính hợp lý của các phương pháp kế toán áp dụng; thúc đẩy việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán, phát huy tác dụng của kế toán trong việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, kinh phí, đôn đốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kế toán, tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán đơn vị cần thực hiện nghiêm túc các quy chế về kiểm tra tài chính:

+ Thứ nhất, xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.

+ Thứ hai, lựa chọn hình thức tự kiểm tra tài chính, kế toán: Đơn vị tùy theo đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy, tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể để vận dụng các hình thức kiểm tra sau để tổ chức tự kiểm tra tài chính, kế toán:

- Hình thức tự kiểm tra theo thời gian thực hiện (tự kiểm tra thường xuyên và tự kiểm tra đột xuất)

- Hình thức tự kiểm tra theo phạm vi công việc (tự kiểm tra toàn diện và tự kiểm tra đặc biệt).

Mỗi hình thức có trình tự và thủ tục, phương pháp kiểm tra riêng. Đơn vị cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả nhất.

+ Thứ ba, nội dung tự kiểm tra tài chính, kế toán bao gồm: Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị, kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác, kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi; kiểm tra

việc quản lý và sử dụng tài sản cố định, vật liệu, công cụ, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền, kiểm tra các quan hệ thanh toán, kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính,...

+ Thứ tư, kết quả việc kiểm tra là báo cáo kết quả kiểm tra cùng với các kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra đơn vị có quyết định khen thưởng hoặc xử lý sai phạm. Báo cáo kết quả kiểm tra và kết quả xử lý kết luận tự kiểm tra phải được thông báo công khai.

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan. Đơn vị cần có các biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức về công tác tự kiểm tra kế toán.

Một phần của tài liệu 269 tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w