a, Vị trí địa lý.
Xã Phúc Xuân là một xã miền núi có tổng diện tích là Xã có diện tích 18,36 km², cửa ngõ của khu du lịch Hồ Núi Cốc, trung tâm xã cách TP Thái Nguyên là 11km về phía Đông.
Xã Phúc Xuân giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía Bắc.
Giáp với xã Phúc Hà và xã Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên về phía Đông.
Phía Đông và Nam giáp với xã Phúc Trìu.
Phía giáp với xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên.
Phía Tây Nam giáp Hồ Núi Cốc.
Ngoài ra, một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính của xã. Với vị ̣trí địa lý như vậy sẽ tạo ra rất nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho xã Phúc Xuân.
b, Địa hình.
Là xã có địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi rải rác trên khắp địa bàn xã tạo nên địa hình tương đối phức tạp. Địa hình nhìn chung cao về phía Bắc thấp dần về Nam Đông Nam. Nhìn chung địa hình xã có những đồi núi bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ chủ yếu tập trung ở phía đông của xã, các thung lũng tương đối bằng phẳng và có thể trở thành những vùng chuyên canh để sản xuất nông lâm nghiệp với những hàng hóa đặc thù có khả năng cho số lượng lớn.
c, Khí hậu
Mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tại Phúc Xuân chia thành 4 mùa rõ rệt của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ ̣trung bình hàng năm là 22 -25°C. lượng mưa hàng năm trung bình là 2000mm mưa nhiều chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8. Độ ẩm trung bình là khoảng 80-85%.
Đặc điểm gió: Xã Phúc Xuân chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió mùa Tây Nam vào mùa mưa.
e, Thủy văn
Chế độ ̣thủy văn của xã chủ yếu chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi Cốc. Ngoài ra còn có một số con suối, hê ̣thống ao, hồ nằm rải rác trên địa bàn xã.
Lượng nước chủ yếu phụ ̣thuộc vào lượng nước trên Hồ Núi Cốc và lượng mưa hằng năm.
f, Tài nguyên:
Trên địa bàn xã về tài nguyên khoáng sản cả về số lượng và trữ lượng đều thấp. Tài nguyên đáng chú ý nhất là đất, rừng… Tài nguyên đất Bảng 4.1: tình hình sử dụng đất xã Phúc Xuân năm 2020 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
I.Tổng diện tích đất tự nhiên 1.835,88 100
1.1 Đất nông nghiệp 1.409,15 76,76
1.2 Đất phi nông nghiệp 332,84 18,13
1.3 Đất chưa sử dụng 4734 2,58
1.4 Đất khu dân cư 46,55 2,53
II. Chỉ tiêu bình quân - -
2.1 Diện tích đất tự nhiên/thôn 122,39 6,69
2.2 Diện tích đất nông nghiệp/thôn 93,94 6,67
2.3 Diện tích đất nông nghiệp/hộ 0,91 0,06
(Nguồn: Thống kê UBND xã Phúc Xuân)
Với diện tích tự nhiên của toàn xã là 1.835,88 ha. Mặc dù địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo ra cho xã Phúc Xuân nhiều thung lũng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu các loại đất chính của xã năm 2016
Từ hình 4.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp là 1.835,88 ha chiếm 76.76% diện tích tự nhiên, thêm vào đó là chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp/hộ là 0.91 ha. Như vậy, việc phân bổ sử dụng đất vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ có khả năng tập trung có quy mô hơn từ đó có thể thành lập các hợp tác xã, làng nghề sản xuất, trang trại, … Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 20-30m với chất lượng được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 90% hộ.
- Nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc và hệ thống các sông suối nhỏ chạy quanh xã và nguồn nước từ các hồ chứa đã đảm bảo cho nhu cầu sản xuất.
Tài nguyên rừng
Rừng chủ yếu là Bạch Đàn, Keo lá Tràm, … Tài nguyên khoáng sản
Quặng, nhôm, … nhưng trữ lượng ít, phân bố nhỏ lẻ và khó có thể khai thác được.