a, Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ
Bảng 4.7: Thông tin chung của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung
1.Số hộ điều tra Hộ 30
2.BQ nhân khẩu/hộ Nhân khẩu 2,87
3.BQ lao động/hộ Lao động 2
5.Trình độ văn hóa chủ hộ - -
Tiểu học % 23,3
Trung học cơ sở % 33,3
Trung học phổ thông % 43,4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)
Trong tất cả các hoạt động sản xuất thì nguồn lực lao động là quan trọng bậc nhất. Bởi không có quá trình sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động. Vì vậy, lao động có vai trò quan trọng trong công cuộc XDGN và việc giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề hàng đầu được quan tâm. Tuy nhiên đối với các hộ nghèo, ngành nghề chính của hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về tay nghề và trình độ văn hóa.
Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao trung bình có 2,87 nhân khẩu/hộ. Trình độ của hộ vẫn còn hạn chế. Qua bảng số liệu cho thấy số chủ hộ có trình độ cấp tiểu học chiếm 23,3%, cấp 2 là 33,3% và có 43,4% số hộ có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên. Đó là một trong những khó khăn của hộ trong công tác XDGN. Do không có kiến thức khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch làm ăn và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ chậm chạp và khó khăn hơn các hộ khác.
Bình quân nhân khẩu/lao động của hộ là 1,43 tương đương với 1 lao động sẽ có 1,43 người ăn theo gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có thể tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ nghèo thường là những hộ có số lượng lao động ít và số người ăn theo nhiều.
Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo thì nâng cao trình độ và chất lượng lao động là quan trọng và cần thường xuyên vì nó có ý nghĩa trong việc sử dụng nguồn vốn và nâng cao thu nhập của người dân.
b, Tình hình đất đai của hộ vay vốn
Đất đai là nguồn lực chính và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo thì nó lại vô cùng quan trọng hơn bởi nguồn thu nhập chính của họ chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất những vùng đất nông nghiệp đã bị thu hẹp và chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ cho quá trình thay đổi đất nước.
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2020
Chỉ tiêu Năm 2020 (m2) Tỷ lệ (%) Tổng 36.021 100 Đất lúa, màu 5.209 14,46 Đất vườn 3.981 11,05 Đất chăn nuôi 3.761 10,44
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 18.543 51,48
Đất thủy sản 1.075 2,98
Đất lâm nghiệp 2.405 6,68
Đất khác 1047 2,91
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)
Là một xã nằm trung du miền núi phía Bắc nên diện tích chủ yếu là đồi núi, chủ yếu trồng lúa và trồng chè do điều kiện khí hậu cùng thổ nhưỡng nơi đây thuận lợi và phù hợp để người dân trồng chè và phát triển cây chè.
Nhìn chung diện tích đất của các hộ nhiều nhưng do người dân chưa có đủ nhận thức triệt để và chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai. Các cây trồng vẫn chưa được chú trọng về năng suất cũng như chất lượng và người dân vẫn đang sản xuất theo hướng truyền thống chưa có sự đầu tư máy móc hiện đại.