Các giải pháp
nhiều hơn nữa từ các tổ chức tài chính và dự án nước ngoài trong và ngoài nước. - Giúp tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn đảm bảo thuận tiện đáp ứng cho người dân vay vốn.
- Đưa nhiều nguồn ngân sách cho ngân hàng để đáp ứng ngay đối với nhu cầu vay vốn cho người nghèo.
- Bình ổn giá cả đầu vào thức ăn chăn nuôi và phân bón cho phù hợp đầu ra sản phẩm sản xuất. Cho người dân an tâm đầu tư sản xuất với quy mô lớn
b, Giải pháp đối với tổ chức tín dụng
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và hướng dẫn họ sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và đúng mục đích.
- Tính toán thời gian cho vay cụ thể với thời vụ sản xuất kinh doanh của người dân.
- Cán bộ tín dụng cần nghiêm túc đánh giá tính khả thi của dự án trước khi quyết định cho hộ vay vốn. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả nhất.
- Hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cách quản lý và phương pháp theo dõi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay.
- kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuẩ đến với người dân, hướng dẫn họ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
c, Giải pháp đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần căn cứ vào chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước kết hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng các dự án phát triển mang tính chất đặc thù cho địa phương mình. Xác định
vốn đến từng hộ gia đình.
- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình.
- Cung cấp cho các hộ thông tin thị trường về giá cả đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, dịch bệnh, … Qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân dễ dàng nắm bắt, phục vụ cho quá trình kinh doanh sản xuất của gia đình.
- Chăn nuôi tại địa phương tuy giờ đang phát triển nhưng quy mô tương đối nhỏ việc tiêm phòng dịch bệnh chưa thực sự được thực hiện tốt. Cần thực hiện tiêm phòng, chống dịch bệnh tốt bằng cách thực hiện nghiêm túc tiêm phòng dịch, khi có dịch bệnh để hạn chế mầm bệnh.
d, Giải pháp đối với các hộ nghèo
Để tối ưu nguồn vốn và đem lại được hiệu quả cao nhất thì người dân cần phải cố gắng, chịu khó, luôn luôn tìm tòi, trau dồi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
- Trước khi vay vốn, hộ cần phải xác định trước mục đích mà mình vay vốn là gì, tính toán các chi phí cần thiết để thực hiện dự án mà đã vạch ra một cách chi tiết. Thêm vào đó cần xác định được nhu cầu của thị trường ở thời điểm hiện tại và tương lai để có những phương án sản xuất thích hợp.
- Cần phải có kế hoạch sử dụng vốn đúng mục đích, tránh làm hao hụt vốn vay.
- Luôn luôn tìm tòi, học hỏi các kiến thức sản xuất, kinh doanh mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, kết hợp với việc chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và chất lượng tốt.
- Các hộ cần nhận thức một cách đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc hoàn trả vốn vay theo đúng hạn ngay từ khi viết giấy đề nghị vay vốn.
5.1. Kết luận
Việc XĐGN không phải là một nhiệm vụ đơn giản có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai mà đó không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà cũng là trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội. Trong quá trình phát triển đất nước, cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì cần phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để giảm tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng cũng như giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Qua quá trình thực tập tại xã Phúc Xuân, em rút ra được một số kết luận: - Tỷ lệ đói nghèo tại địa bàn xã không cao. Tuy nhiên, người dân vẫn đang gặp
khó khăn do nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu và dịch bệnh trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Gây khó khăn cho công tác XĐGN gặp nhiều khó khăn.
- Đa phần hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đã có sự chuẩn bị về mục đích vay vốn, được đáp ứng và sử dụng vào đúng mục đích khi vay. Mỗi xóm có 1 đến 2 tổ trưởng tổ vay vốn, thuận lợi cho việc quản lý các hộ vay vốn trong cả lúc vay lẫn khi trả nợ. Nguồn vốn vay được cấp cho đúng đối tượng.
- Người dân nghèo đang được hưởng một lợi thế lớn khi NHCSXH Thái Nguyên đã có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất theo nguyện vọng của mình. Trong hoàn cảnh hiện nay nguồn vốn vay thật sự có ích, bởi đa phần người dân không thể tích lũy được vốn để đầu tư sản xuất. Qua quá trình điều tra cho thấy nguồn vốn vay của hộ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét.
- Nhiều hộ đã có cố gắng trong hoạt động sản xuất của mình, họ đã sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả, đem lại thu nhập cho họ, đời sống của họ đã dần
nguồn vốn, dẫn đến tình trạng không tạo ra được thu nhập còn phải gánh thêm một khoản nợ khác.
- Quy mô sản xuất của các hộ nghèo nói chung và của các hộ nghèo trên địa bàn xã còn nhỏ. Thu nhập chủ yếu của người dân đến từ nông nghiệp. Dịch bệnh và thêm vào đó nhiều ngành nghề phụ vẫn chưa phát triển nên thu nhập và đời sống của người dân chưa thực sự được nâng cao.
- Vay vốn và để nguồn vốn đem lại hiệu quả là cả quá trình khó khăn, đòi hỏi người dân phải có ý chí, quyết tâm muốn thoát nghèo. Không nên ỷ lại hay trông chờ vào sự hỗ hoàn toàn của Nhà nước, mà chính bản thân người dân phải nỗ lực thì mới có thể thoát nghèo được.