Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn xã Phúc Xuân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA CÁC HỘ NGHÈO XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 49 - 53)

4.2.6.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Bảng 4.12: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn

Hộ có sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất

Tổng thu nhập trước khi vay (Triệu đồng)

Tổng thu nhập sau khi vay (Triệu đồng) So sánh ± Lần 1. Trồng trọt 52,24 59,72 7,48 1,14 2. Chăn nuôi 51,85 69,97 18,12 1,35 3. Lâm nghiệp - - - - 4. Ngành nghề - dịch vụ 52,46 92,48 40,02 1,76

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Qua bảng 4.13 ta thấy thu nhập của các nhóm hộ trong các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay vào sản xuất. Tuy nhiên mức độ tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều, tùy thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của hộ.

Hộ đầu tư ngành nghề - dịch vụ có thu nhập cao nhất. đây là ngành mới khi chưa vay vốn thì quy mô kinh doanh của hộ nhỏ sau khi vay được vốn các hộ đã đầu tư vào mở rộng cửa tiệm, mua máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức thu nhập tăng sau khi vay vốn là 1,76 lần.

Trước đây khi chưa được vay vốn thì chăn nuôi thường ở dạng quy mô nhỏ, số lượng gia súc, gia cầm ít, chăn nuôi chủ yếu là để tiết kiệm và tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nhưng sau khi vay vốn, hộ bắt đầu nuôi theo kiểu trang trại với số lượng gia súc, gia cầm với quy mô lớn hơn. Vốn vay được sử dụng để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại dẫn đến thu nhập của hộ tăng cao, mức thu nhập của hộ vay vốn chăn nuôi tăng lên 1,35 lần so với trước khi chưa vay vốn.

Ngành trồng trọt mức tăng không quá cao sau khi vay vốn tăng 1,14 lần so với trước khi vay vốn. Ngành trồng trọt được người dân đầu tư khá nhiều, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao do thời tiết và dịch bệnh hoành hành.

Tình trạng thất nghiệp và việc làm là tình trạng chung của vùng nông nghiệp, nông thôn. Ở khu vực nông thôn tình trạng dư thừa lao động sau vụ mùa chính. Hơn nữa hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hóa. Đất nông nghiệp bị chuyển sang đất sử dụng khác quá nhiều. bên cạnh đó hoạt động nông nghiệp ngày càng hiện đại hóa, ít sử dụng sức người trong lao động. Lao động thiếu việc làm ngày càng tăng ở nông thôn. Dòng người di cư lên khu vực đô thị ngày càng nhiều.

Trước thực tế đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách, chương trình nhằm giúp đỡ người dân tự tạo việc làm ngay chính địa phương mình. Chính sách về tín dụng là một trong những chính sách thực hiện một cách chặt chẽ và đồng bộ. Các hộ được vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong đó, hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập.

b, Giảm tỷ lệ nghèo đói

Bảng 4.13: Tình trạng thoát nghèo của hộ nghèo sau vay vốn

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

(%)

Tổng 30 100

Đã thoát nghèo 16 53,3

Chưa thoát nghèo 14 46,7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Qua bảng ta thấy:

- Tỷ lệ hộ dân đã thoát nghèo chiếm tỷ lệ cao 53,3%. Cho thấy người dân đã sử dụng nguồn vốn vay rất hiệu quả và đúng mục đích nên đem lại những hiệu quả về kinh tế, giúp hộ thoát nghèo. Hầu hết những hộ đã thoát nghèo đều đã trả nợ ngân hàng đúng hạn.

+ Gặp rủi ro trong quá trình sản xuất, làm thất thoát nguồn vốn vay.

+ Số vốn vay quá ít, đầu tư cho sản xuất chưa đủ nên không đem lại hiệu quả.

+ Một vài hộ có người thân bị ốm đau, bệnh tật dẫn đến thiếu lao động, làm cho hộ chưa thể thoát nghèo.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA CÁC HỘ NGHÈO XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 49 - 53)