4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên a, trồng trọt
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu Năm Lúa Ngô Cây chè Rau các loại
Diện tích (ha) 2018 285,33 4,20 330 18,30 2019 249 6,30 330 32,70 2020 249 8 309 21,65 Sản lượng (tạ) 2018 15.693,15 151,2 49.500 291,6 2019 13.695 214,2 52.800 490,5 2020 13.944 288 49.131 346,4 Năng suất (tạ/ha) 2018 55 36 157 12 2019 56 34 160 15 2020 55 36 159 16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Phúc Xuân)
Qua số liệu bảng cho thấy, diện tích các cây trồng chính của xã qua 3 năm không có nhiều thay đổi. Chiếm diện tích lớn nhất là lúa và chè.
Cùng với cây lúa, cây chè cũng được người dân trồng với diện tích tương đối lớn. Năng suất tăng chưa đáng kể, do ít áp khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, Hiện nay trên địa bàn xã có 7 làng nghề chè truyền thống, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho người dân.
Ngô trong những năm gần đây được người dân trồng nhiều hơn, chủ yếu để tự cung nguồn thức ăn chăn nuôi. Qua bảng ta có thể thấy từ năm 2018 – 2020 diện tích trồng ngô tăng từ 4,20ha năm 2018 lên 8ha năm 2020, tăng gần gấp đôi diện tích.
b, Chăn nuôi
Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Con Năm Vật nuôi 2018 2019 2020 Trâu 300 250 256 Lợn 2.330 0 424 Gia cầm 40.000 50.000 36.150
(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)
Tại địa phương, đa phần chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Trong giai đoạn 2018 – 2020 nhìn chung đàn gia súc giữ ổn định từ 250 – 300 con. Đàn gia cầm tăng trưởng phát triển tốt. Năm 2019 – 2020 đàn lợn bị sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.
c, Tốc độ phát triển kinh tế
Bảng 4.4: Cơ cấu kinh tế của xã trong giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu 2018 (Triệu đồng) 2019 (Triệu đồng) 2020 (Triệu đồng) So sánh (%) 2019/2018 2020/2019 Tổng giá trị sản xuất 1.357,624 1.746,842 1.647,260 128,67 94,30
Nông lâm - ngư nghiệp, thủy sản
654,276 817,943 784,913 125,02 95,96
Công nghiệp xây dựng 487,187 528,416 548,641 108,46 103,83
Thương mại, dịch vụ 216,161 400,483 313,706 185,27 78,33
(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)
Tổng giá trị sản xuất của xã Phúc Xuân tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2018 -2019 và có dấu hiệu trùng xuống trong giai đoạn 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Tốc độ tăng trưởng của khối ngành nông lâm ngư nghiệp - thủy sản trong giai đoạn 2018 -2019 cao hơn giai đoạn 2019 – 2020 cụ thể là 29,06%.
Khối ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2019 cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 4,63%.
Trong giai đoạn 2018 – 2019, khối ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2019 – 2020 là 106,94%
4.1.2.2. Điều kiện xã hội a, Dân số, tôn giáo
- Về tình hình nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn xã
+ Trước khi tiến hành sáp nhập xóm Toàn xã có 15 thôn với tổng số hộ là 1.527 hộ năm 2020. Tổng số nhân khẩu toàn xã là 5.975 nhân khẩu.
+ Sau khi sáp nhập xóm: Toàn xã còn 8 xóm với 1.529 hộ và 5.982 nhân khẩu năm 2021.
Đa phần người dân xã là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có một vài dân tộc khác như: Tày, Mông, Dao, …
- Tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn ổn định: Đa số người dân theo đạo Thiên chúa. Công tác quản lý về dân tộc và tôn giáo được UBND xã quan tâm và chỉ đạo.
b, Công tác giáo dục - đào tạo
- Thực hiện triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giáo dục đào tạo xã Phúc Xuân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực. tính đến năm 2020, trên địa bàn xã có 3/3 trường học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 100%.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường được quan tâm đầu tư, bảo đảm nhu cầu dạy và học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học. chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
- Các chính sách an ninh, phúc lợi xã hội đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, Phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” được đẩy mạnh.
- Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3.6% năm 2016 xuống còn 1.5% năm 2020. Công tác tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai sâu rộng đến các đối tượng.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện, đến nay 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc. Xã đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Triển khai thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của người phụ nữ.
- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. đến năm 2020, trên địa bàn xã không còn người nghiện ma túy.
d, Công tác ý tế, kế hoạch hóa gia đình
- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao. Tính đến nay, trạm y tế của xã đã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân ngày càng được nâng cao.
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, thành phố, xã đã chủ động triển khai kịp thời, đồng bộ và có nhiều giải pháp cụ thể làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cề dân số, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng, cung cấp kiến thức tự bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
- Chủ động nắm bắt tình hình, không để bị động; đẩy mạnh hoạt động phòng chống tội phạm, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm theo đúng pháp luật các loại tội phạm.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, quản lý cư trú, công tác phòng chống cháy nổ, nâng cao hiệu quả phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc quyết tâm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân.
- Thực hiện tốt các Chỉ thị của cấp trên về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, truy quét triệt phá các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn. Cũng như thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp.
f, Công tác Thông tin tuyên truyền – văn hóa thể thao
- Các hoạt động văn hóa thể thao được đông đảo nhân dân đón nhận và tích cực tham gia hưởng ứng. Cùng với các hoạt động thông tin, tuyên truyền bám sát các nhiệm vụ chính trị đã đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với đô thị đã thu hút đông đảo người dân tham gia, gia đình và xóm đạt chuẩn văn hóa đều vượt kế hoạch đề ra.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất dành cho thiết chế văn hóa thể thao. Tiến hành khởi công xây dựng và hoàn thiện Trung tâm văn hóa thể thao xã năm 2017. Trong giai đoạn đã tiến hành xây mới 02 nhà văn hóa xóm. Đến nay 8/8 xóm có đại điểm sinh hoạt cộng đồng. Duy trì và phát triển tủ sách ở xóm Giữa phục vụ nhu cầu đọc sách của trẻ em và nhân dân trên địa bàn.
Năm 2015, xã Phúc Xuân đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2016 – 2020 xã tiếp tục tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư để nâng cao các cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. năm 2018, có 250 hộ hiến đất làm đường với diện tích 9.445m2; năm 2019 có 58 hộ hiến đất với diện tích 5.187,6m2; năm 2020 có 03 hộ hiến đất với diện tích 165m2.
4.1.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển kinh tế Nông nghiệp, nông thôn xã Phúc Xuân
Điểm mạnh Điểm yếu
Là cầu nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên với Hồ Núi Cốc.
Diện tích đất nông nghiệp rộng, phù hợp với việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng đặc biệt là lúa, chè, …
Nguồn nhân lực dồi dào, kinh tế an ninh chính trị ổn định. Các tệ nạn xã hội trên địa bàn xã bị đẩy lùi.
Xã thuộc vùng có khí hậu Nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi.
Địa bàn xã tương đối rộng, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, vì vậy công tác tuyên truyền, vận động tham gia một số nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế đất nước hồi phục chậm sau khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp dẫn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thu ngân sách trên địa bàn còn gặp khó khăn.
Cơ hội Thách thức
Các chính sách hỗ trợ vốn cho đối tượng hộ nghèo, người nông dân để họ có điều kiện mở rộng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đang là trở ngại lớn nhất trong việc kinh doanh sản xuất của các hộ dân.
Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang những mục đích khác.
Điều kiện thời tiết, khí hậu thất thường gây bất lợi cho sản xuất nông
nghiệp.