mới của huyện Hiệp Đức
2.1.1. Khái quát về huyện Hiệp Đức
Huyện Hiệp Đức nằm ở giữa tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp huyện Tiên Phước, đông bắc giáp huyện Thăng Bình, phía bắc giáp các huyện Quế Sơn và Nông Sơn, phía tây giáp huyện Phước Sơn và phía nam giáp huyện Bắc Trà My.
Hình 2.1. Bản đồ huyện Hiệp Đức
Huyện có diện tích 492 km2, dân số là 45.100 người. Huyện được thành lập ngày 31 tháng 12 năm 1985 trên cơ sở tách 2 xã: Bình Lâm, Thăng Phước thuộc huyện Thăng Bình; 4 xã: Quế Thọ, Quế Bình, Quế Lưu, Quế Tân thuộc
huyện Quế Sơn và 2 xã: Phước Gia, Phước Trà thuộc huyện Phước Sơn. Trước đây Hiệp Đức là một huyện nghèo những năm gần đây điều kiện cơ sở vật chất đã phát triển hơn, cuộc sống của người dân dần được cải thiện, hệ thống đê điều, nước tưới đã được áp dụng ở các xã.
Toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Tân An, xã Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Thọ, Bình Lâm, Phước Trà, Phước Gia, Quế Bình, Quế Lưu, Thăng Phước, Bình Sơn, Sông Trà.
Hiệp Đức là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, địa hình chuyển tiếp giữa trung du và miền núi với những dãy núi cao hiểm trở như Chia Gan, Núi Lớn, Núi Ngang, Liệt Kiểm, Đồi Tranh, Đồi Sơn….tạo thành hệ thống liên hoàn để xây dựng cứ điểm quân sự có tầm kiểm soát khu vực rộng lớn từ Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, Phước Sơn và vùng Tây Quảng Nam.
2.1.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Đức
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của thử tướng chính phủ việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyêt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 nhằm phát triển nông thôn toàn diện về mọi mặt. Trên cơ sở đó Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU ngày 18/7/2011 của Huyện ủy Hiệp Đức về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia "xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2011 – 2020; Nghị quyết số 33, 51 của HĐND huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2013 - 2020 và quy định tỷ lệ đối ứng từ ngân sách huyện cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và các nguồn vốn khác trên địa
bàn huyện Hiệp Đức; ban hành quyết định về danh mục các công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Dựa vào tình hình thực tế của các xã trên địa bàn huyện xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để các xã lập các đề án xây dựng NTM để trình UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sở các Đề án của từng địa phương, UBND huyện ban hành quy hoạch tổng thể NTM huyện Hiệp Đức giai đoạn 2011-2020 định hướng 2025,
Từ khi tiếp nhận chủ trương của tỉnh về công cuộc đổi mới, huyện Hiệp Đức đã sớm nắm bắt cơ hội, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực, sự giúp đỡ của tỉnh để xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ để phát triển CN-TTCN; mở rộng thương mại, dịch vụ với quan điểm: phát triển công nghiệp ngành nghề nông thôn theo hướng hiện đại, có bước đi thích hợp từ thấp đến cao, coi trọng cả tiểu thủ công nghiệp ngành nghề và công nghiệp có quy mô lớn. Trong những năm qua, việc triển khai mô hình nông thôn mới ở huyện Hiệp Đức đã có nhiều tiến triển khả quan.
Tuy nhiên, so với mục tiêu về phát triển nông thôn mới nông thôn trên địa bàn huyện còn nhiều mặt chưa đạt. Thu nhập của nông dân còn thấp, cơ sở hạ tầng mặc dầu có đầu tư nhưng chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề bất cập về xã hội và môi trường như: Nông dân thiếu việc làm do chưa đáp ứng được lao đông trong quá trình công nghiệp có thể dẫn đến phát sinh tệ nạn xã hội khác; Sự quá tải và bất cập về cơ sở hạ tầng đặt biệt là giao thông, nhà ở và hệ thống cấp thoát nước, sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn gia tăng; Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhưng chưa được chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, nhiều hộ nông dân chưa quan tâm đến thâm canh, cảnh quan thiên nhiện bị xáo trộn, diện tích các
mảng xanh đô thị ít ỏi và nghèo nàn; Đời sống của người dân địa phương vẫn còn khó khăn.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và các hạn chế nói trên, Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức xác định tiếp tục quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Tập trung công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch; Củng cố, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở các cấp học; Phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở khu dân cư. Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của cán bộ chưa cao. Để xây dựng thành công việc xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi Hiệp Đức cần phải có được một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, ý thức tích cực, tự giác của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị ở từng địa phương và đồng thời phải tranh thủ sự trợ giúp từ Trung ương và tỉnh trong quá trình thực hiện. Nên ưu tiên những công trình nào bức xúc, cần thiết để làm trước, tránh tình nhiều việc, triển khai đồng loạt xong rồi lại để đấy chờ hướng dẫn của trên. Vì vậy chủ trương, nội dung và phương pháp xây dựng mô hình nông thôn mới này phải được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
2.1.3. Tình hình đầu tư ngân sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Đức
Huyện thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư: nguồn NSNN, huy động từ nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huyện Hiệp Đức đã có các cơ chế chính sách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư và phát triển. Vốn ngân sách các cấp đầu tư
cho Chương trình nông thôn mới từ năm 2011-2015: 146.622 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn năm 2010-2015
TT Nội dung đầu tư Tổng số
Trong đó Vốn hỗ trợ trợ trực tiếp Lồng ghép Dân góp Tổng cộng 146.622 47.821 93.166 5.635 Tỷ lệ 100 % 32,62 % 63,54% 3,84% 1 Giao thông 69.005 14.090 52.831 2.084 2 Thủy lợi 13.819 7.019 6.255 545
3 Điện nông thôn 5.243 350 4.893
4 Trường học 25.819 9.106 16.203 510
5 CSVC Văn hóa 23.385 12.909 9.184 1.292
6 Cơ sở hạ tầng TM 2.920 - 2.600 320
7 Trạm y tế xã 1.680 350 1.200 130
8 Công trình nước sinh hoạt 1.870 1.870
9 Công trình xử lý môitrường 1.911 1.507 404
10 Công trình khác 970 620
Từ nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới của TW, tỉnh, huyện và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, các tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, thiết yếu và dân sinh được tập trung đầu tư xây dựng ngày một khang trang, như GTNT, giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn… Qua 5 năm thực hiện đến nay, đã bê tông hóa được 98,823 km đường trục thôn, xóm (tổng số tiền 43,84 tỷ đồng), cứng hóa 1,5 km đường trục chính nội đồng, kiên cố hóa 8,97 km kênh mương, xây mới 23 nhà văn hóa thôn; 3 nhà văn hóa xã và 3 khu thể thao xã; xây mới, nâng cấp 8 phòng
học và 2 trạm y tế xã, nâng cấp chợ Việt An theo chuẩn nông thôn mới; sửa chữa, xây mới, nâng cấp 252 cầu, cống các loại. Cụ thể, đánh giá từng tiêu chí trong nhóm này như sau:
Từ nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới của TW, của tỉnh và vốn lồng ghép từ các chương trình, các tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, thiết yếu và dân sinh được tập trung đầu tư xây dựng ngày một khang trang và trải đều khắp thôn, xóm cụ thể như tiêu chí thuỷ lợi 404 triệu đồng (xây dựng đập và kiên cố hoá 3.585 km kênh); tiêu chí giao thông 9.475 triệu đồng (bê tông hoá 14,477 km, 26 cống và 1 cầu); tiêu chí trường học 500 triệu đồng (xây dựng 3 phòng học), tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá 3.555 triệu đồng (1 sân vận động, 1 trung tâm văn hoá xã và 6 nhà văn hoá thôn), Cụ thể, đánh giá từng tiêu chí trong nhóm này như sau:
+ Tiêu chí số 2 (giao thông): có 3 xã đạt, chiếm tỷ lệ 27,27% + Tiêu chí số 3 (thủy lợi): có 4 xã đạt, chiếm 36,36%
+ Tiêu chí số 5 (trường học): có 4 xã đạt, chiếm tỷ lệ 36,36%
+ Tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa): Có 3 xã đạt, chiếm tỷ lệ 27,27% + Tiêu chí số 8 (bưu điện): có 9 xã đạt, chiếm tỷ lệ 81,82%