3.3.1. Đối với Thủ tướng Chính phủ
Nguồn vốn tín dụng được xác định với tỷ lệ 30% tổng vốn huy động cho chương trình thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước được thực hiện thông qua chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Ngoài ra, các DN đầu tư ở khu vực nông thôn có dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư hoặc có hợp đồng xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất. Nguồn vốn thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước khá đa dạng, bao gồm nguồn vốn từ NSNN, nguồn ODA và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động và vốn nhận ủy thác. Chưa kể một số đối tượng cho vay của một số chương trình cho vay theo chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội như cho vay hộ nghèo, cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm,...
Cơ chế huy động nguồn lực xây dựng NTM được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn. Trong nguồn vốn huy động từ NSNN, vốn trực tiếp cho chương trình khoảng 17%, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn khoảng 23%. Điều này có nghĩa là nguồn NSNN cũng có sự lồng ghép và cơ chế huy động nguồn lực cho chương trình được thực hiện theo hướng đa dạng hoá các nguồn vốn, không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn NSNN.
Rõ ràng, cơ chế huy động linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực cho xây dựng NTM. Mặc dù Trung ương chưa có hướng dẫn về lồng ghép các nguồn lực nhưng nhiều địa phương đã ban hành cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn, vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường, chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện xây dựng kế hoạch ngân sách từ 3 - 5 năm trên cơ sở dự báo các yếu tố vĩ mô, các chính sách thu, chi NSNN để dự báo thu, chi NSNN trung hạn 3 - 5 năm và hàng năm làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và Chương trình NTM nói riêng. Điều quan trọng là phải rà soát và cơ cấu lại các nhiệm vụ chi, nhằm tạo nguồn lực cho chương trình. Ví dụ hiện có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu có nội dung, hoạt động trùng lắp với xây dựng NTM, do đó cần rà soát để tránh sự trùng lặp trong đầu tư, đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình. Không những thế, phải tăng cường nguồn thu cho ngân sách địa phương thông qua việc xác định lại nguồn thu phân cấp cho các địa phương trên cơ sở Luật NSNN sửa đổi...
Bên cạnh việc rà soát lại các quỹ đầu tư phát triển ở địa phương và nghiên cứu xây dựng quỹ xây dựng NTM nhằm tập trung các nguồn lực huy động từ các chủ thể trong xã hội thì cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính về cho vay, nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt đối tượng, phạm vi và điều kiện cho vay, tạo thuận lợi cho người dân trong vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và phát triển bảo hiểm nông nghiệp; mở rộng các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng KT-XH. Thêm vào đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng NTM nhằm vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ về vốn, cho vay ưu đãi, hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình. Việc cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn nhằm khuyến khích các DN, tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực nông thôn cũng rất quan trọng, bên cạnh các giải pháp về quản lý và sử dụng nguồn lực...
3.3.2. Đối với bộ ngành
- Cần quan tâm hơn đến những huyện vùng núi, địa hình khó khăn và kinh tế kém phát triển để rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.
- Có chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các công ty, doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn huyện kế, đơn vị thi công.
- Để công trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo chất lượng, tiến độ cần quy định rõ hơn trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình, bao gồm chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát, thiết kế.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách:
+ Tập trung hoàn thiện theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, tách chức năng quản lý Nhà nước với việc tổ chức thực hiện; người quyết định đầu tư không đồng thời là chủ đầu tư; UBND các
cấp nên thành lập các Ban quản lý dự án chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp; cần quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, quy định rõ tiêu chuẩn các Ban quản lý về mặt năng lực chuyên môn đảm bảo theo đúng các quy định, tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý.
+ Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng Ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.
+ Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp cơ chế thị trường Việc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những phản ánh trung thực giá trị của sản phẩm xây dựng cơ bản mà còn đòi hỏi phản ánh kịp thời giá trị đó và tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư.
3.3.3. Đối với địa phương
- Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của huyện đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
- Hoàn thiện năng lực quản lý thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án đầu.
- Đổi mới và tăng cường năng lực tổ chức quản lý thực hiện triển khai dự án đầu tư sao cho phù hợp các văn bản của Nhà nước Trung ương vừa phù hợp với điều kiện của huyện.
- Tăng cường việc áp dụng chặt chẽ các chính sách tài chính, tiền tệ đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước và các quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.
3.3.4. Đối với Phòng Kế hoạch và đầu tư
- Trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với địa phương đã bố trí đủ vốn cho các dự án theo nguyên tắc bố trí vốn mà còn vốn để bố trí cho các dự án khởi công mới thì được phép hoàn tất thủ tục đầu tư để bố trí cho dự án khởi công mới trước 31/8/2019.
- Đến hết ngày 30/9/2019 địa phương vẫn có tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dưới 30% kế hoạch được giao thì kiến nghị UBND huyện trình Ủy ban tỉnh để quyết định điều chuyển sang cho các địa phương khác có khả năng giải ngân; địa phương được điều chỉnh tăng vốn đảm bảo không vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn CTMTQG giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khảo sát đạt được ở chương 1 và chương 2, nhất là những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý vốn ngân sách, chương 3 đã đưa ra định hướng và giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Hiệp Đức trong giai đoạn tới hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Những kết quả tại các địa phương đã triển khai cho thấy diện mạo nông thôn mới đã hình thành trên thực tế tại huyện Hiệp Đức.
Ở Hiệp Đức, thời gian qua, hệ thống các chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM cũng khá đa dạng, từ các chính sách hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước thông qua chính sách tín dụng hay chính sách chi NSNN trực tiếp hoặc gián tiếp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chính sách ưu đãi thuế, bảo hiểm... Tuy nhiên, nguồn lực xây dựng NTM thời gian qua chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư công và nguồn tín dụng. Mức độ tham gia của DN, các tổ chức còn ít.
Xây dựng NTM là một quá trình theo hướng đi lên. Để thực hiện chương trình, mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2020 theo Bộ tiêu chí UBND huyện mới ban hành đòi hỏi quyết tâm cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Những kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nguồn vốn trong xây dựng NTM trong thời gian qua cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu, áp dụng rộng vào các công trình đầu tư xây dựng khác tại địa phương…
Bên cạnh nguồn vốn do ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chính quyền các cấp phải linh hoạt huy động, lồng ghép những kênh vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng tầm các tiêu chí đã đạt, phát triển mạnh những tiêu chí chưa đạt.
Các cơ quan chủ quản và những đơn vị liên quan cần tập trung hướng dẫn, hỗ trợ chính quyền các địa phương nhanh chóng xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình NTM. Đặc biệt, những xã chưa hoàn thành việc lập kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải khẩn trương hoàn tất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cạnh đó, chính quyền các cấp phải nhanh chóng triển khai thực hiện đồng loạt mô hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”... Có như vậy, công tác quản lý vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng thôn mới tại địa phương mới triển khai, thực hiện đạt kết quả, đạt được mục tiêu chiến lược xây dựng nông thôn mới trong thời gian đến.
Với sự phân tích nghiên cứu về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, đề xuất định hướng nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn để phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Dựa trên cơ sở quán triệt các Luật, Nghị định, Quyết định, chính sách và cơ chế có liên quan đến Quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, từ đó điều chỉnh, bổ sung để việc quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới của huyện theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tránh lãng phí, thất thoát vốn.
Luận văn đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Hiệp, cùng với các thầy, cô giáo giảng viên Học viện cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hiệp Đức, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện và bạn bè, đồng nghiệp. Với những nội dung trên, tác giả hi vọng sẽ đóng góp những giải pháp tích cực nhằm hạn chế, thất thoát lãng phí, nâng cao quản lý vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong giai đoạn tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo trung ương xây dựng nông thôn mới (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Bộ Giao thông Vận tải (2009), Hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn; Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009; Bộ Xây dựng (2008), Về việc ban hành “Quy chuẩn quốc gia về Quy hoạch xây dựng”, Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008.
3. Bộ Trưởng Bộ Xây dựng (2009), Về việc ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009. 4. Bộ Trưởng Bộ Xây dựng (2009), Về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, Thông tư số 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 .
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 .
6. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011.
7. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013),
Về việc Sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013.
8. Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang, (1999). “Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quôc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
11. Chính phủ, Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 16/74/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
13. Lê Cao Đoàn, (2001). "Triết lý phát triển: Quan hệ công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Phùng Đức Hiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, luận án tiến sỹ.
15. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam.
16. Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
17. Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ Về sửa đổi,